Dòng tộc
“Nhà Đinh với sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước”
I/ NGUỒN GỐC HỌ ĐINH
Ngày nay, tất cả các tỉnh thành trên đất nước Việt nam chúng ta đều có người họ Đinh định cư và sinh sống. Họ Đinh không chỉ có ở dân tộc Kinh mà có cả ở các dân tộc thiểu số, như người Lái, người Mường, người Thái, người Ê đê, người Gia Lai…Cho nên việc xác định người họ Đinh, có nguốn gốc từ đâu và có tự bao giờ là một điều hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Có mấy tư liệu sau đây chúng tôi muốn đưa ra để chúng ta tham khảo:
1/ Thứ nhất: từ thời Hai Bà Trưng có ông Đinh Bôn lấy bà Phí Vang, đẻ ra bà Đinh Phật Nguyệt, một trong 18 nữ tướng kiệt xuất của Hai Bà Trưng.
Hiện nay ở Vũ Ẻn, Thanh Ba, Phú Thọ có ba làng cổ, toàn tòng là người họ Đinh. Ba làng ấy đều thờ bà Đinh Phật Nguyệt. Hai làng còn đình thờ, có đầy đủ bài vị của bà Đinh Phật Nguyệt. Một làng không còn đình, vì máy bay Pháp ném bom tan hoang mất đình, ngày nay chỉ còn dấu vết nền đình. Nhưng làng ấy lại còn tấm bia rất cổ. Tư liệu đó được nhà báo Phí Văn Chiến, trong khi đi tìm nguồn gốc họ Phí, đã gặp được cụ Nguyễn Khắc Xương (nay đã 90 tuổi), con trai của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cung cấp cho. Cụ Xương đã dẫn ông Phí Văn Chiến đến tận nơi, ở ba làng ấy để khảo sát.
Như vậy, nữ tướng Đinh Phật Nguyệt và dòng họ của mình là một minh chứng cho sự xuất hiện đầu tiên của người họ Đinh có từ thời Hai Bà Trưng, mà có thể nói là những người họ Đinh đầu tiên xuất hiện trên chính trường của đất nước.
2/ Thứ hai: đến thời kỳ nhà Đường xâm chiếm nước ta thì có ông Đinh Kiến, người dân tộc Lái, ở phía bắc Giao Chỉ đứng lên khởi nghĩa cùng ông Lý Tự Tiên và Tư Thân, vào năm 687. Nghĩa quân của Đinh Kiến đã phá thành và giết chết được tên quan đô hộ nhà Đường là Lưu Diên Hựu. Một thời gian sau, Tư mã Quế Châu đã đem quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa của Đinh Kiến thất bại. Đinh Kiến hy sinh và nghĩa quân cũng tan rã. Hậu duệ của ông Đinh Kiến, trong 2.000 năm qua có thể đã di cư dần dần xuống phía Nam, vào thuợng du trung bộ rồi cuối cùng là Tây Nguyên mà xuất hiện người họ Đinh ở các dân tộc thiểu số đó chăng? Vấn đề ấy, nếu các nhà dân tộc học kiểm chứng, nghiên cứu, tìm tòi thì mới giải đáp được.
Song, điều đó đã cho thấy, rất có thể một tộc người Lái họ Đinh này đã phát triển lên thành một dòng họ Đinh ở các dân tộc thiểu số Việt nam.
3/ Thứ ba: ông Dương Đình Nghệ, khi tiếp nối làm Thống lĩnh Giao Châu của họ Khúc, đã bổ nhiệm ông Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu. Ông Đinh Công Trứ sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi Ngô Vương Quyền mất, đất nước chia cắt thành 12 Sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 Sứ Quân, thống nhất sơn hà thành một mối và lên ngôi, hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Sử sách viết về nhà Đinh không nhiều. Về dòng tộc của Vua Đinh ghi chép cũng không có mấy. Cho nên rất khó có được gia phả từ xa xưa để lại, chỉ có những gia phả cách đây cỡ 600 năm ghi chép về họ Đinh của vua Đinh mà thôi.
Có thề nói, Vua Đinh là dòng họ Đinh thứ ba của nước ta, mà hậu duệ đã lan toả đi khắp nơi trong toàn quốc.
4/Thứ tư: cùng thời với vua Đinh còn có ngài Ngoại giáp Đinh Điền, bạn của Vua Đinh, mà hậu duệ của ông là dòng thứ tư của họ Đinh ngày nay.
Bốn dòng họ đó là bốn dòng chính của họ Đinh chúng ta, phân tán đi mọi miền của Tổ quốc. Ngoài những tư liệu trên thì chưa tìm được những tư liệu khác nữa nói về nguồn gốc người họ Đinh. Thiết nghĩ, chúng ta cứ truy tìm trong bốn dòng họ ấy cho thật cặn kẽ cũng có thể vẽ nên bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của người họ Đinh chúng ta ngày nay rồi.
II/ HẬU DUỆ VUA ĐINH
Vua Đinh có 5 bà Hoàng hậu : Đan Gia (mẹ của Đinh Liễn), Trinh Ninh (mẹ của Hạng Lang), Kiểu Quốc (mẹ của Đinh Tuệ), Cô Quốc (chỉ sinh con gái) và Ca Ông (mẹ của Đinh Toàn, ngày nay gọi là Dương Vân Nga). Các con của Vua Đinh, các sách chép như sau :
- Con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn .
- Hoàng Thái tử Hạng Lang, bị Đinh Liễn giết năm 979 do mắc tội, còn nhỏ.
- Đinh Tuệ, sau chạy về Hoà Bình .
- Vệ Vương ĐinhToàn.
Theo Đinh tộc thế phả ở tổng Y Đốn, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, Trấn Sơn Nam hạ (nay là xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình) và Ngọc phả họ Đinh ở Đông Cao, xã Trung Chính, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá có nói về hậu duệ Vua Đinh như Sau:
Khi Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị ám hại, Lê Hoàn lên làm Vua, thì Đinh Tuệ được vây cánh đưa về Hoà Bình ẩn náu. Về sau lập thành nhánh Đinh Công, một dòng họ quý tộc của người Mường ở Hoà bình. Bởi thế ngày nay dân tộc Mường có hai họ chính là họ Hà và họ Đinh.
Vệ Vương Đinh Toàn, sinh năm 974, được Lê Hoàn nuôi nấng và hy sinh khi đánh giặc Man Cử Long năm 1001. Con cái của Đinh Toàn chưa có tài liệu nào đề cập đến cả. Nhưng chắc chắn ông sẽ có người nối dõi, vì lúc ông hy sinh đã 27 tuổi.
Riêng Nam Việt Vương Đinh Liễn có 5 vợ, mỗi bà có một người con trai và nhiều con gái. Năm người con trai của Đinh Liễn về sau được tôn lên làm Đại lang, đó là:
- Đại lang Đinh Phúc Trí
- Đại lang Đinh Quá Phúc
- Đại lang Đinh Trực Thuận
- Đại lang Đinh Phúc Lương
- Đại lang Đinh Chính Tâm
Năm người này cùng với chú là Đinh Tuệ ở Hoà Bình về sau là Thuỷ tổ của các dòng họ Đinh trên toàn cõi đất Việt. Bốn người anh của Chính Tâm định cư ở những nơi nào thì không rõ, riêng ngành của Thuỷ tổ út là Chính Tâm phát triển rất mạnh, có người là Đinh Thập Lý ở sách Thuý Cối, huyện Thuỵ Nguyên, thuộc đia hạt Hoan Châu được phong đến tước Hầu vào thời nhà Lý. Hậu duệ của Đinh Thập Lý cũng chia đi nhiều nơi. Gia phả của các dòng họ những nơi sau đây còn ghi chép được khởi tổ từ Đại lang Chính Tâm là :
- Sách Thuý Cối, huyện Thụy Nguyên, thuộc Hoan Châu (nay là Mỹ lâm, Ngọc lạc, Thanh hóa).
- Sách Nam Xang, nay là Lý Nhân, Hà Nam.
- Sách Bùi Khổng, Hưng Nguyên, Nghệ an.
- Sách Đồng Lừ, Nam Chân, Nam định.
Ở ba nơi Nam Xang, Bùi Khổng và Đồng Lừ hậu duệ của Đinh Thập Lý không rõ phát triển ra sao, nhưng các hậu duệ định cư tại quê gốc là Thuý Cối (sau đổi tên thành Mỹ Lâm), nay thuộc Ngọc Lạc, Thanh Hoá thì phát triền rất mạnh. Chỉ một dòng này thôi cũng cho thấy, một sự lan toả đáng ngạc nhiên.
Hậu duệ của Đinh Thập Lý sinh ra Đinh Thuỷ, có người em gái là bà Đinh Thị Yết lấy cụ Lê Mỗi, tổ bốn đời của nhà Hậu Lê (tức kỵ nội của vua Lê Thái Tổ). Đinh Thuỷ sinh Đinh Thuý, Đinh Thuý sinh Đinh Thỉnh, Đinh Thỉnh sinh Đinh Tôn Nhân, Đinh Tôn Nhân sinh ra ba kiệt tướng là Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt.
Từ đây có ba dòng là hậu duệ của đai lang Đinh Chính Tâm. Họ Đinh Thanh Hoá chúng tôi, đa phần có gốc xa xưa từ Thuý Cối mà ba cụ Thượng Tổ là Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt đã khai sáng ra ba ngành này.
Hậu duệ của ba ông Thượng Tổ ấy, ngày nay đã có từ 23 đến 25 đời và phát triển đi nhiều nơi, như:
- Các huyện Ngọc Lạc, Thọ Xuân, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Triệu Sơn….trong tỉnh Thanh Hoá.
- Các huyện Vũ Thư, Hưng Hà, An Lão, Thái Thuỵ, Kiến Xương, Đông Hưng…Thái Bình.
- Lưu Kỳ, Lưu Kiễm, Kiến An…Hải phòng.
- Cẩm Giàng…Hải dương.
- Xuân Trường, Vụ Bản, Trực Ninh…Nam Định.
- Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn… Nghệ An.
- Quảng Trạch…Quảng Bình.
- Cẩm Xuyên, Hương Khê…Hà Tĩnh
- Đồng Thếch, Kim Bôi…Hoà Bình.
- Thanh Liêm, Lý Nhân…Hà Nam.
- Thanh Đàm (tức Thanh Trì ngày nay), Thường Tín, Từ liêm…Hà Nội.
- …
Trong gia phả có ghi những nơi trên là có người họ Đinh dòng Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt di cư đến đó, nhưng hiện nay chúng tôi chưa liên hệ được hết. Đấy là chỉ mới là một chi nhỏ của tổ út Chính Tâm. Còn biết bao nhiêu là chi, cành, nhánh…khác nữa của đại lang Chính Tâm. Chưa nói đến bốn đai lang khác: Đinh Phúc Trí, Đinh Quá Phúc, Đinh Trực Thuận, Đinh Phúc Lương. Rồi còn hậu duệ của Đinh Tuệ, Đinh Toàn.
Riêng Ninh Bình sẽ là một tập hợp lớn người mang họ Đinh. Ở đấy chắc chắn có cả hậu duệ của đức ngài Ngoại giáp Đinh Điền. Cho nên HỌ TA cần có một ban nghiên cứu về gia phả để kết nối các dòng họ lại với nhau. Đương nhiên sẽ dồn về một gốc, giống như đền thờ tam quốc công, thờ Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt ở Đông Cao, Trung Chính, Nông Cống, Thanh Hoá đã ghi:
Mộc xuất thiên chi do hữu bản.
Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên.
Nghĩa là: Cây mọc nghìn cành do có gốc.
Nước chảy muôn nơi vẫn tự nguồn.
Xin kính chúc hội thảo của họ ta thành công tốt đẹp.
Ngày nay, hễ nói đến đánh giặc là có câu nói cửa miệng đối với nhân dân ta là đánh giặc họ Đinh. Nhưng, câu ấy xuất xứ từ đâu và hàm ý như thế nào thì nhiều người chỉ máng máng như vậy, chứ không hiểu một cách cặn kẽ được. Tôi xin mạo muội viết giải thích như sau:
+ Thứ nhất: Ấy là thế này. Sau khi Đinh Tiên Hoàng đế dẹp được loạn 12 Sứ Quân, thì võ công của cha cho Người (kể cả Nam Vịệt vương Đinh Liễn và bạn của Người là đức ngài Ngoại giáp Đinh Điền), đã nổi lên như một thiên anh hùng ca sáng chói. Cho nên cứ nói đến đánh nhau là người ta nghĩ ngay đến phải đánh giặc giỏi như họ Đinh.
+ Thứ hai: Đến thế kỷ 15, sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, có ba anh em Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt là những vị tướng kiệt xuất của nghĩa quân, mà võ công của họ đã làm rạng danh cho họ tộc và được dân chúng gọi là tam kiệt họ Đinh. Năm 1428, Vua Lê Thái Tổ đã phong tặng Khai quốc công thần cho 221 vị văn quan võ tướng và cho tất cả các Công thần ấy được mang quốc tính, tức họ Lê. Cho nên đi đến đâu cũng thấy có người họ Lê được phong là Khai quốc Công thần. Bởi thế trong dân gian mới có thành ngữ: Đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Lê. Nghĩa là đánh giặc giỏi như họ Đinh, người làm quan nhiều như họ Lê.
+ Thứ ba: Đến thế kỷ 17 có ông Đinh Văn Tả làm chức Tham đốc, năm 1658 được cử đem quân đi chống Chúa Nguyễn ở Hà Tĩnh thắng lợi, được thăng lên Đô đốc Đồng trị, tước Lộc quận công. Năm 1667 chỉ huy quân tiên phong cho Chúa Trịnh đánh nhà Mạc thắng giặc ở nhiều nơi, bắt sống Mạc Kính Viễn, đuổi Mạc Kính Vũ…Sau Vua Thanh bắt Chúa Trịnh trả Cao Bằng cho nhà Mạc, ông lại vâng lệnh Chúa Trịnh đánh chiếm lại Cao Bằng. Tiếng tăm ông lừng lẫy một thời. Lúc bấy giờ, trong dân gian lại có thành ngữ: Đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Đặng.
Vế thứ hai của thành ngữ ấy được giải thích như sau:
Năm 1670 ông Đặng Đình Tướng đỗ tiến sỹ, được cử đi sứ nhà Thanh, rồi về làm Bồi trung tả Thị lang bộ Lại, cầm quân trấn thủ Sơn Tây, trông coi phủ Đô đốc, thăng tước Thiếu phó, mở dinh quân Tiến Hoà... được thăng chức Thái phó Ứng quận công, xếp vào hàng Quốc lão.
Cụ nội của ông là Đặng Huấn làm Tả Đô đốc Thái phó giúp nhà Lê Trung hưng và là bố vợ Trịnh Tùng.
Ông nội là Đặng Thế Tài làm Trấn thủ Sơn Tây, một vùng thiết yếu của Chúa Trịnh.
Cha là Đặng Tiến Thự được Chúa Trinh cho đổi họ thành Trịnh Liễu, làm Trấn thủ Nghệ An.
Đặng Đình Tướng có 17 anh em ruột, đều làm đại quan cho Nhà Lê và Phủ Chúa, đều được phong là Quận công hoặc làm Trấn thủ những nơi xung yếu của đất nước. Chính thế mới có câu ca:
“Bao giờ núi Chúc hết cây.
Vực Ninh hết nước họ này hết quan.”
Từ thế kỷ 17 đến nay, thành ngữ: đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Đặng như là câu nói cửa miệng của mọi người, mỗi khi muốn ca ngợi một ai có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, hoặc người làm quan giỏi giang, mẫn tiệp.
Đã hơn 1.000 năm qua, thành ngữ này bất biến ở vế thứ nhất. Mỗi thời đại đổi thay thì lại có thêm vế thứ hai để tôn vinh hoặc so sánh với vế thứ nhất làm cho vế thứ nhất trở nên bất biến như là một điều khẳng định.
Thế là, từ khi Vua Đinh ta xuất hiện, luôn luôn có câu “Đánh giặc họ Đinh…” để làm điểm tựa cho vế thứ hai của một thành ngữ. Một ngàn năm qua đã vang mãi câu này. Một ngàn năm qua đã sáng mãi truyền thống quý báu của họ Đinh chúng ta. Chúng ta phải tự hào và nâng niu truyền thống vẻ vang ấy.
Ngày nay, tất cả các tỉnh thành trên đất nước Việt nam chúng ta đều có người họ Đinh định cư và sinh sống. Họ Đinh không chỉ có ở dân tộc Kinh mà có cả ở các dân tộc thiểu số, như người Lái, người Mường, người Thái, người Ê đê, người Gia Lai…Cho nên việc xác định người họ Đinh, có nguốn gốc từ đâu và có tự bao giờ là một điều hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Có mấy tư liệu sau đây chúng tôi muốn đưa ra để chúng ta tham khảo:
1/ Thứ nhất: từ thời Hai Bà Trưng có ông Đinh Bôn lấy bà Phí Vang, đẻ ra bà Đinh Phật Nguyệt, một trong 18 nữ tướng kiệt xuất của Hai Bà Trưng.
Hiện nay ở Vũ Ẻn, Thanh Ba, Phú Thọ có ba làng cổ, toàn tòng là người họ Đinh. Ba làng ấy đều thờ bà Đinh Phật Nguyệt. Hai làng còn đình thờ, có đầy đủ bài vị của bà Đinh Phật Nguyệt. Một làng không còn đình, vì máy bay Pháp ném bom tan hoang mất đình, ngày nay chỉ còn dấu vết nền đình. Nhưng làng ấy lại còn tấm bia rất cổ. Tư liệu đó được nhà báo Phí Văn Chiến, trong khi đi tìm nguồn gốc họ Phí, đã gặp được cụ Nguyễn Khắc Xương (nay đã 90 tuổi), con trai của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cung cấp cho. Cụ Xương đã dẫn ông Phí Văn Chiến đến tận nơi, ở ba làng ấy để khảo sát.
Như vậy, nữ tướng Đinh Phật Nguyệt và dòng họ của mình là một minh chứng cho sự xuất hiện đầu tiên của người họ Đinh có từ thời Hai Bà Trưng, mà có thể nói là những người họ Đinh đầu tiên xuất hiện trên chính trường của đất nước.
2/ Thứ hai: đến thời kỳ nhà Đường xâm chiếm nước ta thì có ông Đinh Kiến, người dân tộc Lái, ở phía bắc Giao Chỉ đứng lên khởi nghĩa cùng ông Lý Tự Tiên và Tư Thân, vào năm 687. Nghĩa quân của Đinh Kiến đã phá thành và giết chết được tên quan đô hộ nhà Đường là Lưu Diên Hựu. Một thời gian sau, Tư mã Quế Châu đã đem quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa của Đinh Kiến thất bại. Đinh Kiến hy sinh và nghĩa quân cũng tan rã. Hậu duệ của ông Đinh Kiến, trong 2.000 năm qua có thể đã di cư dần dần xuống phía Nam, vào thuợng du trung bộ rồi cuối cùng là Tây Nguyên mà xuất hiện người họ Đinh ở các dân tộc thiểu số đó chăng? Vấn đề ấy, nếu các nhà dân tộc học kiểm chứng, nghiên cứu, tìm tòi thì mới giải đáp được.
Song, điều đó đã cho thấy, rất có thể một tộc người Lái họ Đinh này đã phát triển lên thành một dòng họ Đinh ở các dân tộc thiểu số Việt nam.
3/ Thứ ba: ông Dương Đình Nghệ, khi tiếp nối làm Thống lĩnh Giao Châu của họ Khúc, đã bổ nhiệm ông Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu. Ông Đinh Công Trứ sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi Ngô Vương Quyền mất, đất nước chia cắt thành 12 Sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 Sứ Quân, thống nhất sơn hà thành một mối và lên ngôi, hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Sử sách viết về nhà Đinh không nhiều. Về dòng tộc của Vua Đinh ghi chép cũng không có mấy. Cho nên rất khó có được gia phả từ xa xưa để lại, chỉ có những gia phả cách đây cỡ 600 năm ghi chép về họ Đinh của vua Đinh mà thôi.
Có thề nói, Vua Đinh là dòng họ Đinh thứ ba của nước ta, mà hậu duệ đã lan toả đi khắp nơi trong toàn quốc.
4/Thứ tư: cùng thời với vua Đinh còn có ngài Ngoại giáp Đinh Điền, bạn của Vua Đinh, mà hậu duệ của ông là dòng thứ tư của họ Đinh ngày nay.
Bốn dòng họ đó là bốn dòng chính của họ Đinh chúng ta, phân tán đi mọi miền của Tổ quốc. Ngoài những tư liệu trên thì chưa tìm được những tư liệu khác nữa nói về nguồn gốc người họ Đinh. Thiết nghĩ, chúng ta cứ truy tìm trong bốn dòng họ ấy cho thật cặn kẽ cũng có thể vẽ nên bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của người họ Đinh chúng ta ngày nay rồi.
II/ HẬU DUỆ VUA ĐINH
Vua Đinh có 5 bà Hoàng hậu : Đan Gia (mẹ của Đinh Liễn), Trinh Ninh (mẹ của Hạng Lang), Kiểu Quốc (mẹ của Đinh Tuệ), Cô Quốc (chỉ sinh con gái) và Ca Ông (mẹ của Đinh Toàn, ngày nay gọi là Dương Vân Nga). Các con của Vua Đinh, các sách chép như sau :
- Con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn .
- Hoàng Thái tử Hạng Lang, bị Đinh Liễn giết năm 979 do mắc tội, còn nhỏ.
- Đinh Tuệ, sau chạy về Hoà Bình .
- Vệ Vương ĐinhToàn.
Theo Đinh tộc thế phả ở tổng Y Đốn, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, Trấn Sơn Nam hạ (nay là xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình) và Ngọc phả họ Đinh ở Đông Cao, xã Trung Chính, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá có nói về hậu duệ Vua Đinh như Sau:
Khi Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị ám hại, Lê Hoàn lên làm Vua, thì Đinh Tuệ được vây cánh đưa về Hoà Bình ẩn náu. Về sau lập thành nhánh Đinh Công, một dòng họ quý tộc của người Mường ở Hoà bình. Bởi thế ngày nay dân tộc Mường có hai họ chính là họ Hà và họ Đinh.
Vệ Vương Đinh Toàn, sinh năm 974, được Lê Hoàn nuôi nấng và hy sinh khi đánh giặc Man Cử Long năm 1001. Con cái của Đinh Toàn chưa có tài liệu nào đề cập đến cả. Nhưng chắc chắn ông sẽ có người nối dõi, vì lúc ông hy sinh đã 27 tuổi.
Riêng Nam Việt Vương Đinh Liễn có 5 vợ, mỗi bà có một người con trai và nhiều con gái. Năm người con trai của Đinh Liễn về sau được tôn lên làm Đại lang, đó là:
- Đại lang Đinh Phúc Trí
- Đại lang Đinh Quá Phúc
- Đại lang Đinh Trực Thuận
- Đại lang Đinh Phúc Lương
- Đại lang Đinh Chính Tâm
Năm người này cùng với chú là Đinh Tuệ ở Hoà Bình về sau là Thuỷ tổ của các dòng họ Đinh trên toàn cõi đất Việt. Bốn người anh của Chính Tâm định cư ở những nơi nào thì không rõ, riêng ngành của Thuỷ tổ út là Chính Tâm phát triển rất mạnh, có người là Đinh Thập Lý ở sách Thuý Cối, huyện Thuỵ Nguyên, thuộc đia hạt Hoan Châu được phong đến tước Hầu vào thời nhà Lý. Hậu duệ của Đinh Thập Lý cũng chia đi nhiều nơi. Gia phả của các dòng họ những nơi sau đây còn ghi chép được khởi tổ từ Đại lang Chính Tâm là :
- Sách Thuý Cối, huyện Thụy Nguyên, thuộc Hoan Châu (nay là Mỹ lâm, Ngọc lạc, Thanh hóa).
- Sách Nam Xang, nay là Lý Nhân, Hà Nam.
- Sách Bùi Khổng, Hưng Nguyên, Nghệ an.
- Sách Đồng Lừ, Nam Chân, Nam định.
Ở ba nơi Nam Xang, Bùi Khổng và Đồng Lừ hậu duệ của Đinh Thập Lý không rõ phát triển ra sao, nhưng các hậu duệ định cư tại quê gốc là Thuý Cối (sau đổi tên thành Mỹ Lâm), nay thuộc Ngọc Lạc, Thanh Hoá thì phát triền rất mạnh. Chỉ một dòng này thôi cũng cho thấy, một sự lan toả đáng ngạc nhiên.
Hậu duệ của Đinh Thập Lý sinh ra Đinh Thuỷ, có người em gái là bà Đinh Thị Yết lấy cụ Lê Mỗi, tổ bốn đời của nhà Hậu Lê (tức kỵ nội của vua Lê Thái Tổ). Đinh Thuỷ sinh Đinh Thuý, Đinh Thuý sinh Đinh Thỉnh, Đinh Thỉnh sinh Đinh Tôn Nhân, Đinh Tôn Nhân sinh ra ba kiệt tướng là Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt.
Từ đây có ba dòng là hậu duệ của đai lang Đinh Chính Tâm. Họ Đinh Thanh Hoá chúng tôi, đa phần có gốc xa xưa từ Thuý Cối mà ba cụ Thượng Tổ là Đinh Lễ, Đinh Bồ và Đinh Liệt đã khai sáng ra ba ngành này.
Hậu duệ của ba ông Thượng Tổ ấy, ngày nay đã có từ 23 đến 25 đời và phát triển đi nhiều nơi, như:
- Các huyện Ngọc Lạc, Thọ Xuân, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Triệu Sơn….trong tỉnh Thanh Hoá.
- Các huyện Vũ Thư, Hưng Hà, An Lão, Thái Thuỵ, Kiến Xương, Đông Hưng…Thái Bình.
- Lưu Kỳ, Lưu Kiễm, Kiến An…Hải phòng.
- Cẩm Giàng…Hải dương.
- Xuân Trường, Vụ Bản, Trực Ninh…Nam Định.
- Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn… Nghệ An.
- Quảng Trạch…Quảng Bình.
- Cẩm Xuyên, Hương Khê…Hà Tĩnh
- Đồng Thếch, Kim Bôi…Hoà Bình.
- Thanh Liêm, Lý Nhân…Hà Nam.
- Thanh Đàm (tức Thanh Trì ngày nay), Thường Tín, Từ liêm…Hà Nội.
- …
Trong gia phả có ghi những nơi trên là có người họ Đinh dòng Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt di cư đến đó, nhưng hiện nay chúng tôi chưa liên hệ được hết. Đấy là chỉ mới là một chi nhỏ của tổ út Chính Tâm. Còn biết bao nhiêu là chi, cành, nhánh…khác nữa của đại lang Chính Tâm. Chưa nói đến bốn đai lang khác: Đinh Phúc Trí, Đinh Quá Phúc, Đinh Trực Thuận, Đinh Phúc Lương. Rồi còn hậu duệ của Đinh Tuệ, Đinh Toàn.
Riêng Ninh Bình sẽ là một tập hợp lớn người mang họ Đinh. Ở đấy chắc chắn có cả hậu duệ của đức ngài Ngoại giáp Đinh Điền. Cho nên HỌ TA cần có một ban nghiên cứu về gia phả để kết nối các dòng họ lại với nhau. Đương nhiên sẽ dồn về một gốc, giống như đền thờ tam quốc công, thờ Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt ở Đông Cao, Trung Chính, Nông Cống, Thanh Hoá đã ghi:
Mộc xuất thiên chi do hữu bản.
Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên.
Nghĩa là: Cây mọc nghìn cành do có gốc.
Nước chảy muôn nơi vẫn tự nguồn.
Xin kính chúc hội thảo của họ ta thành công tốt đẹp.
*************
Tham luận: Thành ngữ “Đánh giặc như họ Đinh” có tự khi nào?Ngày nay, hễ nói đến đánh giặc là có câu nói cửa miệng đối với nhân dân ta là đánh giặc họ Đinh. Nhưng, câu ấy xuất xứ từ đâu và hàm ý như thế nào thì nhiều người chỉ máng máng như vậy, chứ không hiểu một cách cặn kẽ được. Tôi xin mạo muội viết giải thích như sau:
+ Thứ nhất: Ấy là thế này. Sau khi Đinh Tiên Hoàng đế dẹp được loạn 12 Sứ Quân, thì võ công của cha cho Người (kể cả Nam Vịệt vương Đinh Liễn và bạn của Người là đức ngài Ngoại giáp Đinh Điền), đã nổi lên như một thiên anh hùng ca sáng chói. Cho nên cứ nói đến đánh nhau là người ta nghĩ ngay đến phải đánh giặc giỏi như họ Đinh.
+ Thứ hai: Đến thế kỷ 15, sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, có ba anh em Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt là những vị tướng kiệt xuất của nghĩa quân, mà võ công của họ đã làm rạng danh cho họ tộc và được dân chúng gọi là tam kiệt họ Đinh. Năm 1428, Vua Lê Thái Tổ đã phong tặng Khai quốc công thần cho 221 vị văn quan võ tướng và cho tất cả các Công thần ấy được mang quốc tính, tức họ Lê. Cho nên đi đến đâu cũng thấy có người họ Lê được phong là Khai quốc Công thần. Bởi thế trong dân gian mới có thành ngữ: Đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Lê. Nghĩa là đánh giặc giỏi như họ Đinh, người làm quan nhiều như họ Lê.
+ Thứ ba: Đến thế kỷ 17 có ông Đinh Văn Tả làm chức Tham đốc, năm 1658 được cử đem quân đi chống Chúa Nguyễn ở Hà Tĩnh thắng lợi, được thăng lên Đô đốc Đồng trị, tước Lộc quận công. Năm 1667 chỉ huy quân tiên phong cho Chúa Trịnh đánh nhà Mạc thắng giặc ở nhiều nơi, bắt sống Mạc Kính Viễn, đuổi Mạc Kính Vũ…Sau Vua Thanh bắt Chúa Trịnh trả Cao Bằng cho nhà Mạc, ông lại vâng lệnh Chúa Trịnh đánh chiếm lại Cao Bằng. Tiếng tăm ông lừng lẫy một thời. Lúc bấy giờ, trong dân gian lại có thành ngữ: Đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Đặng.
Vế thứ hai của thành ngữ ấy được giải thích như sau:
Năm 1670 ông Đặng Đình Tướng đỗ tiến sỹ, được cử đi sứ nhà Thanh, rồi về làm Bồi trung tả Thị lang bộ Lại, cầm quân trấn thủ Sơn Tây, trông coi phủ Đô đốc, thăng tước Thiếu phó, mở dinh quân Tiến Hoà... được thăng chức Thái phó Ứng quận công, xếp vào hàng Quốc lão.
Cụ nội của ông là Đặng Huấn làm Tả Đô đốc Thái phó giúp nhà Lê Trung hưng và là bố vợ Trịnh Tùng.
Ông nội là Đặng Thế Tài làm Trấn thủ Sơn Tây, một vùng thiết yếu của Chúa Trịnh.
Cha là Đặng Tiến Thự được Chúa Trinh cho đổi họ thành Trịnh Liễu, làm Trấn thủ Nghệ An.
Đặng Đình Tướng có 17 anh em ruột, đều làm đại quan cho Nhà Lê và Phủ Chúa, đều được phong là Quận công hoặc làm Trấn thủ những nơi xung yếu của đất nước. Chính thế mới có câu ca:
“Bao giờ núi Chúc hết cây.
Vực Ninh hết nước họ này hết quan.”
Từ thế kỷ 17 đến nay, thành ngữ: đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Đặng như là câu nói cửa miệng của mọi người, mỗi khi muốn ca ngợi một ai có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, hoặc người làm quan giỏi giang, mẫn tiệp.
Đã hơn 1.000 năm qua, thành ngữ này bất biến ở vế thứ nhất. Mỗi thời đại đổi thay thì lại có thêm vế thứ hai để tôn vinh hoặc so sánh với vế thứ nhất làm cho vế thứ nhất trở nên bất biến như là một điều khẳng định.
Thế là, từ khi Vua Đinh ta xuất hiện, luôn luôn có câu “Đánh giặc họ Đinh…” để làm điểm tựa cho vế thứ hai của một thành ngữ. Một ngàn năm qua đã vang mãi câu này. Một ngàn năm qua đã sáng mãi truyền thống quý báu của họ Đinh chúng ta. Chúng ta phải tự hào và nâng niu truyền thống vẻ vang ấy.
Người viết
ĐINH VĂN ĐẠT
ĐINH VĂN ĐẠT