SỸ PHU BẮC HÀ ĐINH HUY ĐẠO VÀ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ
SỸ PHU BẮC HÀ ĐINH HUY ĐẠO VÀ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ
Theo gia phả và tài liệu lưu lại, cụ Đinh huy Đạo là con thứ 3 của cụ Đinh huy Riềng một nhà nho đã sang học bên Tầu và đã thành thầy địa lý nổi tiếng của Việt Nam ta thời triều Hậu Lê. .Cụ Đinh Huy Đạo thuộc đời thứ 8 chi thứ 3 của họ Đinh Huy ở thôn Ngọc Thượng xã Gia Phong huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Cụ sinh ngày 17-12 năm Đinh tỵ (1737) đời Vĩnh Hựu, cụ là con của một gia đình nho giáo hiếu học truyền thống. Vốn thông minh từ nhỏ, năm tuổi 16 (1753) đỗ sinh đồ, năm tuổi 19 (1756) đỗ Hương cống, cũng năm ấy thi đình cụ đỗ cao được bổ dụng làm quan Công bộ triều Lê , năm sau được bổ làm tri huyên Thẩm Khê tỉnh Thái Bình, thăng chức Cận sự tá lang của triều Lê. Cụ thường thăm chơi cùng các cụ Hà Tôn Huân, Lê Quý Đôn,Vũ Gia Long, Nguyễn Công Trấn.... Khi Tây sơn Nguyễn Huệ ra bắc lần đầu diệt Trịnh phò Lê ( 1786) cụ Đinh Huy Đạo cùng một số quan triều đình Nhà Lê bỏ quan về ở ẩn để trốn tránh liên lụy. Khi Nguyễn Huệ cùng nhà Lê chấn chỉnh lại triều chính, phái người đi khắp Bắc Hà tìm những người tôi cũ là thanh liêm chính trực uyên bác, được mời về cung và cụ Đinh Huy Đạo được thụ phong “Trung Tín Bá Tước”, được bổ nhiệm chức Huấn đạo phủ Hà Trung Thanh Hóa.
Khi Lê Chiêu Thống phản bội Nguyễn Huệ cầu viện nhà Thanh, đưa 20 vạn quân Thanh lấy cớ trừ Nguyễn Huệ, chiếm đánh nước ta, 25 tỉnh huyện nước ta bị quân Thanh chiếm đóng. Lúc đó Tổng Trấn Ngô thời Nhậm rút quân quan về Tam Điệp vào phủ Hà Trung cùng cụ Đinh Huy Đạo bàn mưu tính kế xây dựng chiến lũy chống lại quân Thanh, báo tin khẩn cấp, chờ lệnh và viện binh của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ hành quân ra tới Tam Điệp rất vui mừng, khen ngợi Ngô thời Nhậm và cụ Đinh Huy Đạo khá biết kế dùng binh xây dựng chiến lũy phòng tránh chống giặc, thưởng công lớn cho Ngô Thời Nhậm và cụ Đinh Huy Đạo, thăng cho cụ Đinh Huy Đạo chức Đồng Trị Tri huyện Hà Trung Thanh hóa, bổ xung cụ Đinh Huy Đạo vào đình trung quân cùng triều chính bàn tính mưu kế đánh giặc. Nguyễn Huệ nói: Binh pháp là “xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị”...hiện nay quân Thanh ngông cuồng kiêu ngạo, ta muốn thần tốc bí mật, thì ta mới có thể thắng, nếu cơ mưu này tiết lộ việc lớn không thành, các ông có phương thuốc nào trói chân giặc lại, giữ kín mật mưu ? Ngô Thời Nhậm nói: Hòa Bình, Thanh hóa, Ninh Bình ba tỉnh tiếp giáp nhau, đường lớn hiểm yếu, nếu có một số quân đóng đồn triệt đường này, mặt khác binh vặn mặt trước, kể rõ tội bán nước của Chiêu Thống, giải thích Chúa công ta xuất quân đánh giặc là cứu nước giữ nước an dân là việc lợi nghĩa, không lộ cơ mưu thì ta đánh một trận giặc Thanh phải vỡ. Nguyễn Huệ mừng quá nói rằng chính đó hợp ý ta.. nếu làm việc ấy ai có thể cáng đáng ? Ngô thời Nhậm nói - Đinh Huy Đạo là quan liêm khiết, tiếng tăm, nhiều người tin yêu, nắm biết nhiều vùng này giao việc chắc xong. Nguyễn Huệ cả mừng bèn giao việc trên cho Đinh Huy Đạo. Lúc bấy giờ phía ngoài dinh lũy Tam Điệp có Lê Duy Vĩ là đồng tông với Lê Chiêu Thống được quân Thanh trợ lực, đã về thu lượm bọn gian hào, lang, sụ từ châu huyện tỉnh Hòa Bình (như Lạc Sơn, Lạc Thủy ....), tỉnh Ninh Bình ( như Nho Quan, Gia Viễn...), Thanh Hóa (như Thạch Thành, Cẩm Thủy...) theo đường rừng Cúc phương hội quân tại thôn Bái Ấp, lấy đây làm căn cứ địa ngoài Giang lưu, Nê Ninh là 2 nơi đồn trú cực kỳ nguy hiểm. Lê Duy Vĩ nghe tin Nguyễn Huệ ra quân tại Tam Điệp, bèn sai Cai Giá phó tướng một mặt triệt đường tiến binh, mặt khác khẩn thiết báo Lê chiêu Thống để có phương cách đối phó. Đinh huy Đạo biết tin này (về Lê Duy Vĩ) bèn sang báo với Lê Thì Nhậm và Nguyễn Huệ để thống nhất cùng nhau những kế sách đánh thắng giặc. Theo kế chặn đường về Thăng Long, Đinh Huy Đạo viết thư chiêu hàng cho Lê Duy Vĩ và Cai Giá , cử cha con cháu ruột của Đinh Huy Đạo là Đinh Lẻ và Đinh Toại trực tiếp đem thư dụ hàng do Đinh Huy Đạo viết để chuyển vào dinh Duy Vĩ. Khi cha con Đinh Lẻ Đinh Toại mới đi tới miếu đò Sầy do chưa biết tín hiệu nên cha con bị phục binh giết chết tại trận, lục trong người cha con thấy có thư dụ hàng của Đinh Huy Đạo. Do trong thư viết lý nghĩa thuyết phục cao siêu, có lý có tình, khẩn thiết, cai giá và Lê Duy Vĩ tỉnh ngộ, bàn nhau giải tán quân và quy nghĩa rồi Cai Giá Duy Vĩ theo đường hẻm Cúc Phương về Thanh hóa, Hòa Bình. Toàn quân được Đinh Huy Đạo động viên giúp đỡ cảm ơn và quân tướng đã về quê yên ổn làm ăn an cơ lạc nghiệp... Việc xong, Đinh Huy Đao về dinh Tam điệp báo cáo cụ thể với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ rất vui mừng nhưng khi nghe nói hai tiểu tướng là cháu của Đinh Huy Đạo đã bỏ mình vì nghĩa, Nguyễn Huệ rất thương tiếc than thở, bèn ban tặng cha con Đinh Lẻ là “Trung Tiết Công”, cấp sắc “Nhất gia lưỡng trung”, ban cho 600 quan tiền để chi việc và đưa thi hài cha con về quê xã Sơn Thành an táng . Nguyễn Huệ trừ xong 20 vạn giặc Thanh, thu lại giang sơn, khao thưởng binh sỹ tại Thăng Long. Trong chiến dịch Đinh Huy Đạo góp nhiều công lao, được Nguyễn Huệ tuyên dương và đặc phong Bí thư trực học sỹ, Viễn mưu hầu, mời về kinh thành Quy Nhơn dạy 2 hoàng tử, phong Đinh Huy Đạo là Quốc sư và “Nam thiên thạc vọng”,..... Mới được 4 năm, hai anh em Tây Sơn bất hòa, Đinh Huy đạo ba lần dâng biểu can ngăn, sau trực tiếp nói mới tạm đình bất hòa. Đến năm Canh tý (1792) Đinh Huy Đạo có bệnh xin nghỉ hưu. Hoàng đế cho thầy thuốc đến xem, phát hiện do làm việc nhiều, tâm thần lo lắng nhiều nên mắc bệnh phiền muộn. Hoàng đế ban cho viên ngọc giải phiền đêm ngày ngắm xem để khỏi lo phiền. Cũng năm ấy triều đình phê chuẩn cho Đinh Huy Đạo được nghỉ hưu tại bản quán. Sau đó dăm tháng thì hoàng đế Quang Trung mất , triều đình lại triệu Đinh Huy Đạo vào kinh viết văn tế vua và cùng chỉ đạo tang lễ.( Bản văn tế nay còn lưu tại họ)
Tang lễ vua xong, về nhà được mấy năm, do bệnh già sức yếu thuốc chữa không khỏi nên Đinh Huy Đạo mất vào ngày 8/4 năm Kỷ mùi(1799), hưởng thọ 63 tuổi an táng tại xứ Cửa chùa tại xã Gia Phong, huyện Gia Viễn Tỉnh Ninh Bình. Triều đình cùng 2 vị hoàng tử Quang Toản, Quang Thùy về tế viếng 1 tuần.( văn tế vẫn còn lưu được tại họ) .
Sau khi Đinh Huy Đạo mất 5 năm, bản triều Thế Tổ Cao Hoàng Đế, thu diệt xong Tây Sơn, thâu nắm xã tắc muốn lấy lòng dân nên tôn thờ Khổng tử, đã cho Hà Tôn Quyền thông sức thiên hạ: các tỉnh thì phải lập văn miếu, các tổng huyện phải lập văn tự, các thôn xã phải lập văn chỉ để thờ tế Khổng Tử . Nghi tiết tế này dùng nghi tiết tế của Hà Tôn Quyền, còn văn tế thì dùng văn tế của Đinh Huy Đạo đã soạn trước. Hai vấn đề đó đã được thăng sức trong cả nước, các thôn xã phải tuân hành. Nay triều đình truy giết trả thù Tây sơn kể cả mọi người gia quyến lẫn công thần như Bùi Thị Xuân bị tử hình, Ngô Thời Nhậm bị đánh 20 gậy và cấm tất cả con cháu trong họ không được thi cử. Nhờ vì đã có “Hoàng đằng lục tổng” thông sức của nhà vua dùng văn bản của Đinh Huy Đạo lễ tế nên lý cố nhiên được miễn truy cứu, và sắc chỉ không phải thu hồi, con cháu vẫn được tự do thi cử
Sắc phong của triều đình Nhà Lê
Đinh huy Đạo đã được vua Lê Cảnh Hưng phong là “Trung Tín Bá Tước’ ,vua Quang Trung phong là “Cận sự tả lang” và “Viễn mưu hầu”, “quốc tử trợ giáo hàn lâm hiệu thảo”. Khi ở trong cung cụ đã có nhiều đóng góp cùng vua Quang Trung củng cố triều chính, đặc biệt đề án tam cải của cụ ( gồm cải cách điền địa, cải cách hành chính, cải cách văn hóa) được vua khen cho là dự án kiệt xuất mưu lược và cũng được thi hành. Cụ là người đã được sắc phong của 2 triều vua ( Triều Lê và Quang Trung), sắc phong của 3 vua (Vua Lê, vua Quang Trung, vua Cảnh Thịnh), bức trướng của vua Quang Trung tặng cụ đề “‘Quốc sư” vua Cảnh Thịnh phong là “Thượng đại phu”, “Bí thư thự điển trực học sỹ viễn mưu hầu” , phong đề cuốn thư là “Bắc thổ túc nho – Nam thiên thạc vọng”, “Thân đệ nhất chi danh” Cụ Đinh Huy Đạo để lại một số văn bản văn học có giá trị như ‘Văn tế Khổng phu tử”, “ văn tế ngu lục vua Quang Trung”, “Mục lục làng Ngọc động” “ Địa lý tái ngôn”, các bài văn phú khắc ở khánh đá của chùa làng Chòm và ở đình làng Ngọc Động vv...... Nhà thờ cụ Đinh Huy Đạo và họ Đinh Huy ở làng Ngọc thượng xã Gia Phong huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình đã được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa năm 1999. Viên ngọc giải phiền và một số kỷ vật khác mà vua Quang Trung tặng cụ như : thước đồng tam cải, biển đồng đặc cách, sắc Quang Trung năm Cảnh Hưng.... vẫn được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Ninh Binh và bảo tàng tỉnh Bình Định.
(Đinh Khắc Hài –trích viết từ Đinh tộc Gia phả tập 1, tập 2 và một số tài liệu do cụ Đinh Ngọc Thanh chuyên nghiên cứu và dịch thuật bảo tàng đã lưu lại)
Admi.hodinh.vn. dinhxuanvinhgtnd.@gmail.com