21:02 25/04/2025
BLL Họ Đinh Hà Nội: Tổng kết hoạt động năm 2024 và kiện toàn nhân sự
Ngày 25/04/2025, tại Hà Nội, Ban Liên lạc (BLL) Họ Đinh Hà Nội đã tổ chức cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2024 trong không khí trang trọng, ấm áp nghĩa tình. Cuộc họp là dịp để nhìn lại những thành quả đã đạt được, đồng thời kiện toàn nhân sự và thống nhất phương hướng hoạt động cho năm 2025.
18:07 25/04/2025
Phi công Nguyễn Thành Trung, hai lần xác định chết và một lần mong được chết
Vì không thể về được tận nơi sinh ra nên lý lịch của Nguyễn Thành Trung mà chính quyền Sài Gòn có thể điều tra được từ Tòa án tỉnh Bến Tre hoàn toàn trùng khớp với hồ sơ dự tuyển. Nguyễn Thành Trung còn nhớ, một ngày, Đại tá Ước – Trưởng ban Ban an ninh không quân mời ông lên làm việc. Rất nhẹ nhàng và lịch sự, Đại tá Ước nói:
- Anh đã qua được tất cả các vòng, chỉ còn vòng cuối cùng này để quyết định có nhận anh hay không. Lý lịch của anh, chúng tôi đã nắm rồi. Về lý, đúng là không có gì phải bàn nhưng về tình, có một điểm chúng tôi còn lấn cấn. Đó là mục “tên cha” vì sao lại ghi là “vô danh”? Ai mà không có cha, chỉ là chính thức hay không mà thôi. Vậy anh đã từng một lần được nghe người thân nói gì về cha chưa? Anh có biết ông là ai, là người như thế nào không? Tôi hoàn toàn không ép anh và anh có thể không trả lời nếu không muốn.
17:52 25/04/2025
Nguyễn Thành Trung là nhân vật lịch sử nổi tiếng trong trận ném bom vào dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất
60 năm sống bằng tên họ mượn
“Sáu chục năm qua tôi sống và hoạt động bằng họ mượn, giờ là lúc tôi phải trở về đúng với tên họ thật của mình. Chiến tranh đã lùi xa, và nếu những gì tôi đã cống hiến góp phần làm cho giải phóng Sài Gòn không có thương vong, không có đổ máu và đổ nát như những gì người Mỹ khẳng định trong cuộc phỏng vấn tôi năm 1985, thì tôi cho rằng, cuộc đời mình đã quá hạnh phúc rồi”.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Đại tá tình báo Nguyễn Thành Trung mở đầu câu chuyện về cuộc đời mình giữa cơn mưa bất chợt của tháng 4 Sài Gòn đổ lửa.
Đổi họ lúc 10 tuổi
Nguyễn Thành Trung là nhân vật lịch sử nổi tiếng trong trận ném bom vào dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng không phải ai cũng biết ông mang họ Đinh với tên đầy đủ hoàn toàn khác xa với cái tên mà nhiều người đã từng biết và nhớ. Họ và tên thật của ông là Đinh Khắc Chung.
06:44 23/04/2025
ĐINH NGỌC LIÊN NSND ĐẦU TIÊN CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
NSND đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, chỉ huy 'Tiến quân ca' trong lễ chào cờ lịch sử, gắn bó với nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc Ông là người đã đặt nền móng cho Đoàn Quân nhạc Việt Nam và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử âm nhạc nước nhà. Nam NSƯT là ‘nam thần màn ảnh’ Việt những năm 90, nay giữ chức Giám đốc, mang quân hàm Đại tá: Tuổi 60 có hôn nhân viên mãn 3 thập kỷ với vợ NSND Nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên (1912-1991) là một trong những nhân vật tiên phong của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, người đã đặt nền móng cho Đoàn Quân nhạc Việt Nam và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử âm nhạc nước nhà. Với tài năng phối khí, chỉ huy dàn nhạc và sáng tác, ông không chỉ góp phần xây dựng những giai điệu hùng tráng cho quân đội mà còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) vào năm 1988, trở thành nghệ sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam vinh dự nhận danh hiệu cao quý này. Tâm hồn được âm nhạc nuôi dưỡng ngay từ ngày nhỏ Cố NSND Đinh Ngọc Liên sinh ngày 1 tháng 5 năm 1912 tại làng Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định – một vùng quê ven biển giàu truyền thống văn hóa và là xứ đạo Công giáo toàn tòng. Ngay từ nhỏ, tâm hồn ông đã được nuôi dưỡng bởi những âm thanh trong trẻo của tiếng chuông nhà thờ, những bản thánh ca đa bè và tiếng kèn rộn ràng trong các buổi rước lễ. Nhà ông nằm sát nhà thờ, nơi những giai điệu ấy thấm sâu vào tuổi thơ, khơi dậy niềm đam mê âm nhạc mãnh liệt. Gia đình mong muốn ông trở thành linh mục, nên khi lớn lên, ông được gửi vào trường dòng để học tiếng La-tinh, đàn, kèn và cả hội họa. Với đôi tay khéo léo, ông thường được các sơ nhờ vẽ mẫu hoa lá để thêu lễ phục, nhưng âm nhạc mới thực sự là thứ cuốn hút ông nhất. Năm hơn 10 tuổi, ông đã ngồi trước cây đàn Acmonium để đệm nhạc cho dàn hợp xướng nhà thờ – dấu mốc đầu tiên đánh dấu sự nghiệp âm nhạc của mình.
Năm 17 tuổi, Đinh Ngọc Liên rời quê lên Hà Nội với ý định thi vào Trường Mỹ thuật Đông Dương. Tuy nhiên, số phận đã rẽ hướng khi ông tình cờ đi qua trại lính khố xanh đúng ngày tuyển lính kèn cho đoàn nhạc binh. Với năng khiếu bẩm sinh, ông thi đỗ ngay từ vòng đầu và bắt đầu hành trình với cây kèn. Từ một anh lính kèn bình thường, ông dần khẳng định tài năng qua hơn chục năm phục vụ trong dàn nhạc của chế độ thực dân. Dưới sự hướng dẫn của nhạc trưởng người Pháp Camille Parmentier, ông được giao nhiệm vụ chép phân phổ và tổng phổ, từ đó tự học cách hòa âm phối khí. Tài năng ấy giúp ông được giao tập nhạc cho dàn kèn Pháp và nhanh chóng thăng tiến, vượt qua nhiều cấp bậc để trở thành quan chánh quản. Từ một anh lính kèn bình thường, ông dần khẳng định tài năng qua hơn chục năm phục vụ trong dàn nhạc của chế độ thực dân. Ảnh 1 Dù làm việc trong chế độ thực dân, lòng yêu nước trong ông vẫn luôn cháy bỏng. Ông từng trăn trở rằng âm nhạc của mình chưa thực sự phục vụ nhân dân, chưa mang lại giá trị cho quê hương. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra một bước ngoặt lớn. Gặp đồng chí Vương Thừa Vũ – người khích lệ ông đưa quân nhạc về với cách mạng – Đinh Ngọc Liên đã vận động cả đội nhạc binh gồm 72 người tham gia Ban Âm nhạc Giải phóng quân, tiền thân của Đoàn Quân nhạc Việt Nam. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp vẻ vang, gắn bó với những sự kiện trọng đại của dân tộc. Nhạc trưởng tài hoa với những giai điệu hùng tráng Đinh Ngọc Liên không chỉ là người chỉ huy dàn nhạc mà còn là một nhạc sĩ sáng tác tài năng. Sau khi gia nhập cách mạng, ông cùng đoàn quân nhạc lên chiến khu Việt Bắc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Dù điều kiện sống khắc nghiệt, ông và các chiến sĩ vẫn sáng tạo không ngừng, cho ra đời những bản hành khúc tràn đầy khí thế như “Sông Lô”, “Chiến sĩ Việt Nam”, “Hải quân Việt Nam”, “Diệt phát xít”, “Tiếng gọi thanh niên”… Những tác phẩm do ông sáng tác như “16 nhịp trống hành khúc”, “Hải cảng về ta”, “Chúng ta có Bác Hồ”, “Vọng gác tiền tiêu” hay đặc biệt là “Chiến thắng Phủ Thông” đã trở thành biểu tượng âm nhạc của thời kỳ kháng chiến. “Chiến thắng Phủ Thông” dù ít người nhớ lời nhưng giai điệu của nó đã in sâu vào tâm trí mọi tầng lớp nhân dân, từ thành thị đến nông thôn.
20:34 20/04/2025
GIẢI GOLF “CÚP ĐẠI ĐOÀN KẾT 2025” – GẮN KẾT ĐAM MÊ, LAN TỎA HẠNH PHÚC
Ngày 18 tháng 4 năm 2025, tại sân Royal Golf – Ninh Bình, Giải Golf “Cúp Đại Đoàn Kết 2025” do Câu lạc bộ Golf Họ Đinh tổ chức đã diễn ra thành công rực rỡ, trong không khí
Ý nghĩa của giải đấu
Giải Golf “Cúp Đại Đoàn Kết” được tổ chức thường niên từ năm 2023, là sáng kiến của ông Đinh Quang Minh, một người con Họ Đinh đầy tâm huyết với cộng đồng. Với mong muốn thiết lập một sân chơi ý nghĩa, nơi con cháu Họ Đinh khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào ở xa quê có cơ hội giao lưu, kết nối, giải đấu đã ra đời như một biểu tượng của tinh thần "Đoàn kết dòng tộc – Hướng về cội nguồn – Góp phần dựng xây cộng đồng vững mạnh."
Giải đấu còn mang ý nghĩa kỷ niệm sự kiện Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, khởi lập nền độc lập cho dân tộc Việt, từ đó khơi dậy niềm tự hào, lòng biết ơn và trách nhiệm trong mỗi thế hệ con cháu.