BIA ĐÁ Ở TỪ ĐƯỜNG HỌ ĐINH KIÊN LAO , Xuân Trường, Nam Định.
丁族祠碑記 ĐINH TỘC TỪ BI KÝ Hà Nam Trình Tử tu lục lễ tiên chi viết: Gia tất hữu miếu, miếu gia miếu chi chế trọng hỹ, Liệt tinh thần tụy tụ vạn tự chưng thường thời dĩ tư vô bất ư thị hồ tại ngã Đinh tộc. Thái tổ Đức Tuyên công khải hệ kế dĩ.
Thao lược quận công năng đại kỳ tộc, liệt tổ tướng thừa công đức khả ngưỡng sơ lai, tẩm đường thảo thảo Hoàng triều Tự Đức, Tân Mùi thế tổ Trực nghiêm công Chính tỷ, Bùi Thị Nhụ Nhân. Lược chúng tử chính trực Đức Tiên Hy Chính, phu Tích Trung Trực Huyền Khuê chư công chư hiệp tộc nội chư nhđn thảo thiết mộc chuyên ngõa nam hướng cấu thành chính tẩm nhất tòa Hoàng Thành Thái mậu tuất, thất thế hành tổng viên Trung Trực công đồng quí điệt bát thế hành, Hàn Lâm viện biên tu. Tử minh công hợp tộc nhân hữu hằng giả quyên sản hưng công xưởng tiền đường tam gian, nhu dụng sở phí tam thiên miếu linh Hoàng Duy Tân kỷ dậu thủ công tiền bị chuyên ngõa tựu nhị tòa trung, trang lý tịnh liệt chính trung tả hữu tòa ban chư công hoàn tắc bát thế hành phó Tổng Đôn Mẫn, công hiệp dữ bản chi tộc nhân kinh lý kỳ sự thị đường dã. Tiền sáng hậu thừa cấu đường tăng phần khả vị hữu hậu phất khí cơ hỹ dư tồn trung viết từ đường đại sự dã, tu từ đường hảo sự dã, hữu hảo sự nhi bất đăng chi thiện bản khả hồ. Hợp đương thọ chư trinh mân dĩ, thị hậu chi nhân viết: thế thế vạn tử tôn vô biến dã. Duy Tân kỷ dậu niên trọng thu nguyệt cát nhật Bản huyện nha đình Nhị Trường Lê Tử Chính phụng soạn.
VĂN BIA HỌ ĐINH KIÊN LAO Đôi lời phi lộ cảu dịch giả Người dịch thảo bức văn bia họ Đinh là Nha đình cùng huyện, đỗ nhi trường tên ông là; Lê Tử Chính ông chỉ là Nha lại trong huyện, cấp chưa cao, học vị cũng chưa cao, nhưng ông có tài văn chương, văn viết gọn quá chặt , cô đọng quá, gót từng lời, rất khó cho người dịch, khó tìm đủ ý, đủ lời để diễn tả. Thí dụ: ngay câu mở đầu ông dã dùng câu: 河南程子修六禮先之曰(Hà Nam trình tử tu lục viết).Vậy thầy Trình Tử ở đâu? Tu lục lễ- là những lễ nào, Tiên chỉ viết lời mở đầu nói rằng: “ 家必有廟家廟之制重矣( gia tất hữu miếu gia miếu chi chế trọng hỹ)ở đây ông đã mở ra một sự thực là nhà phải có gia miếu, gia miếu là một phép tắc trọng đại để lưu lại nhguoonf gốc muôn đời sau. Chữ gia miếu, có nghĩa như chữ Gia đường, gia tộc, gia phổ, nhà có miếu cũng như họ phải có Từ đường, có gia phả, cũng như nước phải có sử. Ngay câu mở đầu ông đã để khó cho người dịch, vì vậy phải đặt ra hai giả thiết: Thí dụ: nước ta và nước Trung Hoa đều có tỉnh Hà Nam. Vậy câu mở này là Hà Nam Trình rtu lục lễ, Nếu ở Hà Nam có ông Trình Tử thực, ít nhất ông Trình Tử huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Duy Tiên, hay Bình Lục... thì dịch giả yên tâm mà dịch, như cụ Nguyễn Khuyến người ta viết “Tam Nguyên Yên Đổ” thì ai cũng hiểu, ở đây ông viết Hà Nam Trình Tử, mà ông Trình TỬ Hà Nam lại là người Họ Ffinh thì sao, cái địa chỉ cuả câu đề tựa cũng không rõ ràng, vì vậy tôi chỉ dám dịch là thầy Trình Tử Hà Nam sửa sáu lễ, lời đầu tiên nói rằng: Thí dụ thứ 2: ngày trước các Hán văn (nho) thường hay mượn chữ và sử Trung Hoa để mở đầu bài, văn thi cử ở chốn quan trường, văn bia, văn truyện.. Người đặt ra chữ Nho ( tượng hình) là Đức Khổng Tử, ông là người nước Lỗ, sinh vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, sai khi nhà Hán thống nhất Trung Hoa, người Việt ghọi hcung là ( Hán Nho) Nhờ có chữ Hán Nho của Đức Không Tử được truyền bá gần khắp Châu Á Lịch sử nước Trung Hoa 1- Đời tan Hoàng : Phục Hy- Thần nông- Hoàn đế 2- Nhị đế: Nghiêu- Thuấn 3- Tam Vương; Hạ- Thương- Thu Đến đời Nhà Chu đất nước Trung Hoa phát triển dân số quá đông, đất đai quá rộng, các bộ tộc mở rộng sinh sản xuống các vùng châu thổ như: Trường Giang- D]ơng Tử và biển đông. Vua Nhà Chu phải định luật phong hầu kiến ấp, phong quan đi cai trị từng vùng, từ đây sẽ hình thành ra các dòng họ, các dân tộc khác nhau. Thời kỳ này Trung Hoa hình thành 100 dòng họ, ban đầu người Trung Hoa gọi là bách tính, sau gọi là bách Việt, Do sự phong hầu kiến ấp của Nhà Chu qua nhiều năm thì sự hình thành của các thế lực phong kiến tranh giành nhau về con người, về đất đai, về gtaif nguyên, loài người bắt đầu có chiến tranh, để giành giật giữ vững địa vị của mình cuộc chiến tranh này là Xuân Thu chiến quốc, nước Trung Hoa chia thành nhiều nước, ở thời kỳ này xuất hiện Khổng Tử, người nước Lỗ tên là Khổng Khâu, người Trung Hoa tôn trọng ngài gọi là Khổng Phu Tử, làm quan nước Lỗ. Bvif nhận thấy loài người rối ren quá, ông tự đặt ra chữ nghĩa,và học thuyết, đạo đức.Ông di kinh lý hết các nước trong lục địa Trung Hoa thời bấy giờ để thương thuyết với các nước trong lục địa Châu Á.
Sau 3 năm ông di kinh lý, ông ghi chép tỉ mỉ về giao cho Trình Tử là học trò gỏi của ông, sửa sang kinh lễ, gồm phép tắc, thờ tự,ton sùng, sắp xếp tầng lớp từ hạ tầng dân chúng đến các quan lại công khanh, đến lễ tân dùng cho các nước. Trong sáu chương trong bộ lễ, chương thứ 6, được nói đến là chủng tộc ( 重族) chủng tức là dân tộc (giống) từ đây hình thành họ tộc, như họ Đinh thời gian đó được phong đất ở quận tế Dương, Ở đây nếu tác giả soạn bài văn bia này nói rõ là thấy Trình Tử ở nước Trung Hoa, hay ở tỉnh Hà Nam- Việt Nam thì dịch giả có cở để tìm về nguồn gốc tác giả, tác phẩm hiểu được mạch văn, lột tả được ý nghĩa. Vì vậy toi cảm thấy khó dich, tôi phải bày gtor lòng trăn trở suy nghĩ. Mong quí độc giả, nếu phát hiện có gì sai sót mong được thông tin lại cho xin cảm ơn! DỊCH VĂN NHÀ THỜ HỌ ĐINH Thầy Trình Tử đất Hà Nam sửa sáu chương trong kinh lễ. Mở đầu có nói rằng:” Nhà phải có miếu,( từ đường ) gia miếu là rường cột phép tắc, là cội nguồn xuất xứ hình thành và phát triển về tương lai của chủng tộc( giống nòi) vô cùng quan trọng vậy. Chữ gia miếu ở đây được hiểu như gia đường, gia tộc, gia phổ. Tác giả đã hé mở ra một sự thực hiển nhiên là : “ Nhà phải có miếu, gia miếu là một phép tắc trong đạo muôn đời về sau, nhà phải có miếu, cũng như họ phải có phổ ( phả) nước phải có sử.
Các bậc tiên tổ ta xưa tinh thần hôi tụ tỏa sáng để tập hợp chép ghi muôn nhánh về một mối, điều cốt lõi để duy trì thờ phụng, tế lễ đơm cúng theo tục lệ “ Xuân tự, thu thường” với đạo lý uống nước nhớ nguồn, phải thận trọng suy nghĩ không ngoài mục địch ấy. Như dòng họ Đinh ta, Thái tổ là Đinh Đức Tuyên công là người mở đầu dòng họ, kế tiếp đến Đức Quận Công thao lược hùng tài mở mang dòng họ tp lớn, các vị tiên tổ nối tiếp nhau kế thừa cồn đực thật là kính cẩn vô cùng ngưỡng mộ vậy. Hiện nay tẩm đường họ ta còn làm bằng tre, lứa lợp tranh cỏ sơ sài lắm. Triều vua Tự Đức năm Tân mùi 1871 vị tổ đời thứ 6 là cụ Trực Nghiêm công Chính tỷ Bùi hị Nhụ Nhân họp bàn cùng các con là ông Chính Trực Đức Tiên Hy Chính, Phu Tích, Trung Trực, Huyền Khuê. Anh em các các ông hiệp lực cùng dân đinh trong họ đóng góp tiền của mua gỗ tốt, (thiết mộc) gạch ngói để xây dựng theo hướng nam một tòa chính tẩm. Triều vua Thành Thái năm Mậu Tuất 1898 vị tổ dời thứ 7 thuộc quan viên hàng tổng là cụ Trung Trực công, cùng người cháu thuộc đời thứ 8 là người cháu quí nhất( quí điệt) người đáng kính phục, tên ông là Tử Minh công làm quan tại viện Hà Lâm biên tu là người có uy tín trong chốn quan trường, không riêng gì về tài, năng học hành uyên bác và cả về đức dộ liêm chính cao đẹp. chú cháu ông, hợp cùng người họ cả đi quyên góp của, góp công tiến cúng vật liệu để xây dựng được tòa tiền đường ba gian, kinh tế xây dựng phí tổn trên ban nghìn quan tiền. Triều vua Duy Tân năm Kỷ Dậu 1909 họ lấy tiên chung ra đủ để mua hỗ gạch, ngói xây xong hai tòa trong, Đồng thời trung tu tòa chính giữa, và hai bên tả hữu, thời xưa gọi là tả vu hữu vu. Thiết kế phân ban, thờ phượng uy nghi, trang trọng, tổ chức lễ mừng công.
Cùng đời thớ 8 Phó tổng là Đôn Mẫn công hợp lực cùng mọi người trong chi tộc, kinh lý các việc từ trước đến nay, trải qua bao khó khăn để hoàn thành và hoàn thành mỹ mãn lên ngôi tờ đường nguy nga tráng lệ này, Trước hết do công các vị tiên tổ sáng lập. Do con cháu gắng sức ké thừa, để có dược nền tảng vững chắc như ngày nay, làm tăng thêm phúc phần cao quí cho dòng dõi. Đây là việc làm có trước, có sau. Công tích lớn lao ấy không thể bỏ qua được. Mọi người con cháu trong dòng họ ta đều cùng nhau nhân thức rằng: làm lên từ đường là một việc làm tốt, một trong những việc làm đó mà không có văn bản ghi chép rõ ràng để lại cho muôn đời sau, ta hỏi con cháu như thế có được không? Vì vậy ta phải đồng tâm nhất trí hợp lại một lòng , chọn đá quí ghi chép thành văn bia để dạy bảo con cháu dẫu muôn đời sau cũng không thể biến đổi được. Triều vua Duy Tân năm Ký Dậu 1909, tháng trọng thu ( tháng 8) ngày tốt lành Nha lại cùng huyện học vị Nhị trường phụng soạn Lê Tử Chính Dịch giả : Phạm Hữu Rỹ và Đinh Xuân Vinh Hội KHLS tỉnh Nam Định