Truyền thống
Đinh đại tộc xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định
Theo các bậc tiền nhân truyền lại và cuốn gia phả viết bằng chữ Hán còn lưu giữ được thì ba vị tổ cả người họ Đinh là – đức Thượng Tổ Đinh Đại lang tự Trí Toàn- đức Thượng tổ: Đinh Đại lang tự Chân Tín. Và Bản cảnh Thành hoàng Lê triều Tiến sỹ Đinh Tướng công thụy viết Thao Ngọc, đã xuất phát từ Tràng An, tỉnh Ninh Bình tới thôn Trừng Ngàn, định cư khai hoang lập ấp, ngôi đình làng Trừng Hải có treo đôi câu đối (nay đang thờ tại từ đường họ): - Trừng Ngàn Đinh gia ngũ hệ tam chi bản xuất Tràng An viễn tộc. - Hoàng triều Khải Định nhị niên tam nguyệt trọng tu đại tôn từ đường. Tạm dịch: - Họ Đinh từ Tràng An đời thứ 5 có 3 chi lập từ đường. - Tháng 3 năm thứ 2 triều vua Khải Định đại tu từ đường Dưới triều nhà Lý làng Trừng Hải còn có tên là làng Hải Lộ, Hạt Tây Chân, Phủ Hải Thanh. Dưới triều đại nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi thành phủ Hải Thanh thành phủ Thiên Thanh, vua Trần Thánh Tông đổi phủ Thiên Thanh thành phủ Thiên Trường , làng Trừng Ngàn đổi thành Trừng Giang. Đầu thế kỷ 19 thôn Trừng Giang thuộc tổng Thần Khê huyện Nam Chân thuộc phủ Thiên Trường . - Năm Minh Mạng thứ 17 ( 1836) huyện Nam Chân được chia thành 2 huyện ( Nam Chân và Chân Ninh) Trừng Hải thuộc huyện Chân Ninh. - Năm Thành Thái thứ 2 ( 1891) huyện Chân Ninh gồm các Tổng: Ngọc Giả Thượng, Ngọc Giả Hạ, Duyên Hưng Hạ, Ninh Cường , Văn Lãng, Phương Để, Thần Lộ ( Tổng Thần Lộ lúc đó gồm 5 xã: trong đó Trừng Hải là một xã trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Cách mạng tháng 8 thành công Trừng Hài là tên chính thức đến ngày nay. Đình Trừng Hải, được nhà vua phong tặng 3 bức đại tự ( do thời tiết ẩm ướt làm hư hỏng, nay được phục chế). - Bức ở chính giữa: Thần tổ khai cơ. - Hai bên: - Phong hóa sở hệ. - Văn vật khả quan Bức đại tự trên là chứng cứ lịch sử ghi nhận người họ Đinh đến đây khai phá mảnh đất này lập lên làng xã, đất Trừng Hải là mảnh đất Tụ linh-Tụ khí . Cảnh vật hữu tình. Có truyền thống văn hóa, Trong thời đại phong kiến, những người làm quan trong triều có nhiều công sức, trí tuệ, đóng góp, thường được triều đình ban thưởng, là những vị quan quang minh, chính trực, thường đem bổng lộc vua ban khi về hưu lập ấp, lập làng , xây đình, xây chùa. Họ Đinh Trừng Hải có 5 vị Tổ được các triều đại phong hàm, phong tước như: Tướng công (Tiến sỹ Đinh Thao Ngọc), cụ quan Án, cụ quan Kinh…tiêu biểu cụ Đinh Thao Ngọc đỗ Tam Giáp Tiến sỹ vào năm Mậu Thìn ( 1508) niên hiệu Long Khánh thứ 4 triều Lê giữ chức Giám sát Ngự sử triều đình.. - Triều đại vua Lê Uy Mục hiệu Đoan Khánh cụ làm quan 2 năm ( Mậu Thìn 1508) và Kỷ Tỵ (1509). - Triều đại vua Lê Tương Dực, cụ làm quan hiệu là Hồng Thuận từ năm Canh Ngọ ( 1510) đến năm Bính Tý ( 1516). - Dưới triều đại vua Lê Chiêu Tông hiệu Quang Thiện cụ làm quan 11 năm ( từ năm Đinh Sửu 1517,đến năm Đinh Hợi 1527. Năm đó vua Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung giết tại Thanh Hoá để cướp ngôi, cụ Thao Ngọc về nghỉ hưu. Như vậy qua ba đời vua từ 1508 đến `1527, cụ Đinh Thao Ngọc đã có 20 năm phò vua giúp nước thể hiện một vị quan trí tuệ, cương trực,thanh liêm, tiết tháo, có công với nước, được các triều đại vua tin dùng. Thời vua Duy Tân sau này phong Tiến sỹ Đinh Thao Ngọc là Trung Đẳng Thần. Đời vua Thành Thái thứ `14 triều Nguyễn cụ được phong sắc : Đương Cảnh Thành Hoàng. Sau khi làng thờ Đệ Tam Cung Phi Trần Nhân Tôn là Đương Cảnh, cụ Thao Ngọc được phong Bản Cảnh Thành Hoàng. Ngày 05 tháng 7 năm thứ 9 vua Khải Định phong sắcBản Cảnh Thành Hoàng Làng Trừng Hải. Cụ mất vào ngày 01/11 AL. dân làng đã cấp ruộng hương hỏa để hàng năm tổ chức cúng giỗ và cũng đúng ngày đó nơi đây đã tổ chức lễ hội hàng năm. Để tri ân công đức với Tiến sỹ Đinh Thao Ngọc Đương Cảnh Thành Hoàng Làng, ngày 20 tháng 6 năm 1996, ba ngành trong họ Đinh Đại tộc đã thống nhất đóng góp xây dựng, tôn tạo lại ngôi từ đường cao rộng. Ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tý 2008, dân làng tạc pho tượng Bản Cảnh Thành Hoàng Đinh Tướng công Thụy viết Thao Ngọc uy nghi, linh thiêng,. Đến tháng 12 năm 2016 toàn họ đóng góp xây dựng, tôn tạo lại lăng bằng đá nguyên khối ba vị Thủy Tổ: Đinh Đại lang tự Trí Toàn.- Đinh Đại lang tự Chân Tín.- và Bản Cảnh Thành hoàng Đinh Tướng công Thụy viết Thao Ngọc uy nghi, linh thiêng, hoành tráng xứng tầm với dòng họ phát triển. Theo nguồn : Đại Việt Lịch Triều Đăng khoa lục 1963, Bộ Quốc gia giáo dục Sài gòn. Ở Trừng Hải còn có nhân vật yêu nước được ghi vào lịch sử, ĐINH TRỌNG LIÊN ( 1882-1916) Đinh Trọng Liên tức giáo Trung, tức Hồng Việt, tức thầy giáo, con ông Đinh Duy Trinh và bà Nguyễn Thị Tâm, sinh năm 1882 ở làng Trừng Hải, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, không có nghề nghiệp, trú quán ở Băng Cốc ( Thái Lan) đã có vợ, chưa có con, là sinh viên. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, nhân cơ hội nước Pháp bị Đức xâm chiếm, những hội viên của Việt Nam Quang phục Hội và những người hoạt động cách mạng chịu ảnh hưởng của Hội, chủ trương tổ chức những cuộc bạo động vũ trang đánh thực dân Pháp từ nước ngoài, phối hợp với hoạt động vũ trang ở trong nước. Đinh Trọng Liên là một trong những người đã hoạt động ở Băng Cốc- Thái Lan. Chính quyện thực dân Pháp ở Đông Dương cấu kết với chính quyền phản động ở Thái Lan bắt đưa về nước và mở phiên tòa do Hội Đồng Quân Sự thứ Nhất xứ Bắc Kỳ chủ trì từ: 17- 20/10/ 1916, tuyên xử tử hình Đinh Trọng Liên và một số người khác. Hồi 06h sáng ngày 06/11/1916, chúng thi hành án tử hình tại Nam Định. Tên Chánh mật thám Bắc Kỳ thị sát vụ hành hình này đã báo cáo lên cấp trên: “ Những người bị án ra pháp trường một cách bướng bỉnh, thuốc lá trên môi, nhất là giáo Trung ngậm thuốc lá ở miệng cho đến phút cuối cùng.” Tinh ảnh Đinh Văn Sáu