Họ Đinh Việt Nam với sự phát triển Dân Tộc Việt Nam
Hướng về cội nguồn, thờ phụng Tổ tiên là một truyền thống và phong tục đẹp và đặc sắc của dân tộc Việt Nam ta.
Dòng họ Đinh chúng ta cùng hàng trăm dòng họ anh em khác trên đất Việt, đã tìm đường đến khai phá các vùng đất mới, lập nghiệp tại nhiều nơi trên đất nước ta, trải qua bao thăng trầm, vượt qua mọi thử thách, kiên cường trụ vững và phát triển, góp phần vào sự trường tồn và xây đắp nền văn hiến của dân tộc ta từ hàng nghìn năm nay. Một câu hỏi đặt ra: “Họ Đinh có mặt ở Việt Nam từ bao giờ, Ai là người được gọi Thủy tổ của họ Đinh Việt Nam? Đó là câu hỏi, cho đến nay, chưa được giới sử học nào giải đáp một cách thỏa đáng.”
Với tất cả sự tự nguyện hướng về cội nguồn và tổ tiên dòng họ Đinh, Ban LL LT họ Đinh VN đã tổ chức Hội thảo khoa lịch sử “Nhà Đinh với sự thống nhất và phát triển đất nước” và chính thức ra mắt Ban Liên lạc họ Đinh Việt Nam vào ngày 6- 7/01/ 2012 tại TP Ninh Bình, nhắm kết nối người họ Đinh trong cả nước và đang ở nước ngoài, hãy tìm về nhau, đến với nhau, tự hào về những thành quả mà cha ông chúng ta đã tạo dựng trong quá khứ; trao đổi, hiến kế, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong hiện tại; đồng lòng, chung sức phấn đấu cho tương lai, vì hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi chi họ cũng như cả dòng họ Đinh, và vì quê hương, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Để cùng nhau tổ chức sưu tầm tư liệu, hiện vật để tái hiện truyền thống họ Đinh trong tiến trình lịch sử, tri ân và ghi danh những người đã có đóng góp làm rạng rỡ cho dòng họ và với khả năng của mỗi người, mỗi gia đình, góp công của, trí lực, tài năng để tu bổ mộ -tổ và xây dựng nhà thờ Tổ họ Đinh khang trang, bền vững, thiêng liêng.
Đến nay đã đi vào hoạt động được hơn 7 năm, nhiều Ban LL họ Đinh ở các tỉnh, thành phố và các địa phương trong cả nước đã được thành lập và đi vào hoạt động, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, bổ ích, thiết thực rất đa dạng, phong phú, trong đó có mục tiêu: hướng về cội nguồn, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dòng họ.
Thực hiện qui chế cuả ban LL họ Đinh VN đề ra trong đó có phần trùng tu, tôn tạo, đình, đền, miếu thờ các nhân vật liên quan. Ban LL họ Đinh Việt Nam cùng với các Ban LL họ Đinh các tỉnh thành phố tham gia, đóng góp trùng tu, tôn tạo các khu di tích lịch sử nhân vật có liên quan, như Miếu thờ Lộc Thọ, Thái Bình, Mộ Đàm Hoàng Thái hậu, thân mẫu vua Đinh ở Nam Định, vừa qua đã dấy lên đạo lý Uống nước nhớ nguồn, Tri ân các bậc tiền nhân.
Ban LL họ Đinh VN là nơi tập trung đầu mối liên lạc và giao tiếp từ trên xuống và từ dưới lên trong hệ thống tổ chức của dòng họ và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động của dòng họ, đặt tại Hà Nội.
Địa chỉ: Tầng 33, số nhà 91 Nguyễn Chí Thanh
Địa chỉ trang Web: http:// www.hodinh.vn.
Vừa qua có một số công trình trung tu và tôn tạo, về tâm linh, với góc nhìn cá nhân tôi thấy cần nên xem xét thận trọng hơn, trước khi tiến hành xây dựng, trong cuốn “Họ Đinh với sự phát triển dân tộc Việt Nam, có bài : Động hoa Lư không phải là quê hương của Đinh Tiên Hoàng Đế” trang 109, của t/g Đặng Công Nga, Có nói về Lăng phát tích vua Đinh : “ Tương truyền, ông Đinh Công Trứ, thân phụ của Đinh Bộ lĩnh, thấy phong cảnh núi Kỳ Lân đắc địa, nên cho chuyển mộ của ông nội vua Đinh an táng nơi đây, về sau thầy địa lý đến và phản rằng: 險山反輩 有水無終險山折腳半世而亡(Hiểm sơn phản bối/ Hữu thủy vô chung/ Hiểm sơn chiết cước/ Bán thế nhi vong ( núi này hiểm trở, nhưng phía sau có ngọn núi phản chủ, không chầu về mà ngoảnh hướng khác (tức núi Bất nghì, núi Đỗ Thích).Có mở đầu song không có kết thúc tốt đẹp, núi tuy hiểm nhưng chân núi bị bào mòn hõm vào, cho nên nửa đời thì mất).
Tả cảnh đẹp của động Kỳ Lân, quan Hình bộ Thượng thư người làng Côi Trì, cử nhân Ninh tốn đã đề bài thơ Kỳ Lân động:
麒麟洞
麒麟何處落空田
換作奇形洞裏天
霞益雲根文彩見
苔鋪石骨錦麟纏
江心水激聲如吼
日出黃昏目似眠
麟出空田王者瑞
率兜空破洞中禪
瑰池舉人形尚書寧遜題
Kỳ Lân động
Kỳ Lân hà xứ lạc không điền
Hoán tác kỳ hình đông lý thiên
Hà ích vân căn văn thái kiến
Đài phô thạch cốt cẩm lân triền
Giang tâm thủy kích thanh như hống
Nhật xuất hoàng hôn mục tự miên
Lân xuất không điền vương giả thụy
Suất đâu không phá động trung thiên.
Côi Trì Cử nhân, Hình bộ Thượng thư, Ninh Tốn đề
ĐỘNG KỲ LÂN
Kỳ Lân tại sao xuống cánh ruộng hoang
Dựng lên hình lạ ở chốn động tiên
Ráng mối chân mây thành vẻ đẹp
Rêu cỏ che phủ mặt đá như vảy lân
Tiếng nước chảy trên sông nghe như hò reo
Mặt trời chiếu nắng làm cho mặt nheo lại
Con Kỳ Lân xuất hiện ở đồng bằng là điềm báo vị Vương giả ra đời,
Trời Suất Đâu vang vọng tiếng chuông chùa.
Cử nhân Ninh Tốn làm Thượng thư bộ hình, quê ở Côi Trì, đề.
Đinh Xuân Vinh
Phó Trưởng Ban LL Họ Đinh Việt Nam