Đinh tộc Ngọc phả ở Đống cao Nông Cống Thanh Hóa
Sau khi đọc được bài viết trên của ông Nguyễn Văn Thành , tôi đi truy tìm cuốn丁族玉譜 “Đinh Tộc Ngọc phả “ ở thôn Đông Cao , xã Trung Chính, Nông Công Thanh Hoá, về tìm hiểu dòng họ Đinh xã Chi Lăng huyện Hưng Hà, dòng họ thôn Sáo Đền, xã Song An, huyện Vũ Thư, Thái Bình nơi đền thờ tam Quốc công, sưu tìm những tư liệu nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Thanh Hoá.
Nay tôi xin được trích lược một phần về cuốn Ngọc Phả của cụ Đinh Công Đột viết từ Năm 1484 đến năm 1487 đã được cụ Đinh Quốc Bảo dịch năm 1962. Khi Nam Việt Vương Đinh Liễn bị chết cùng cha là Đinh Tiên Hoàng, thì lúc đó Đinh Liễn đã có 5 vợ và 5 người con trai. Sau này năm người con trai được dân chúng Đại Cồ Việt tôn lên làm Đại Lang. Đó là các các lang : Đinh Phúc Trí, Đinh Quá Phúc, Đinh Trực Thuận, Đinh Phúc Lương và Đinh Chính Tâm. Còn vệ Vương Đinh Toàn con của Đại Thắng Minh Dương Hoàng hậu ( Dương Vân Nga) tử trận năm 1001 khi đánh giặc Man Cử long và không thấy tài liệu nào nói về con cái của ông đâu cả. Hoàng thái tử Hạng lang thì bị giết lúc còn nhỏ, chưa có vợ con. Năm Đại lang trên chính nghĩa là cháu nội của Vua Đinh , về sau đều là tổ của các dòng họ Đinh trên toàn cõi đất Việt. Bốn người anh của Đinh Chính Tâm thì phát triển mạnh. Có một hậu duệ là thượng hầu Đinh Thập Lý của nhà Lý về định cư ở huyện Thuỵ Nguyên phủ Thanh Hoa.
Các hậu duệ của Thập Lý hầu cũng chia đi nhiều nơi. Gia phả của các dòng họ những nơi sau đây còn ghi được ; khởi tổ từ Đại Lang Đinh Chính Tâm: - Sách Thuý Cối huyện Thuỵ Nguyên ( Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá ngày nay ) - Sách Bùi Khổng ( thuộc huyện Hưng Nguyên - Nghệ An ngày nay ) - Sách Nam Xang( Thuộc huyện Lý Nhân- Nam Hà ngày nay ) - Sách Đồng Lư trần Nam Chân ( thuộc Nam Định ngày nay ) Quyển (Đinh tộc ngọc phổ ( ngọc phả họ Đinh ) được Hoàng giáp Đinh Văn Chấp ở Nghi Xuân Nghệ An dịch từ năm 1941 và được ông Đinh Quốc bảo ở Đông Đôi , Nông Cống, Thanh Hoá dịch năm 1962. Theo quyển Thần khê Đô Kỳ Đinh Gia thế phả ( tức quyển thế phả họ Đinh ở Đô Kỳ huyện Thần Khê nay là một vùng thuộc huyện Hưng Hà và huyện Đông Hưng- Thái Bình và quyển Đại Việt thông sử do Lê Quí Đôn soạn cho biết : “ Thời Vua Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh có ba anh em họ Đinh Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt đi theo Lê Lợi lập được nhiều công lớn. Về sau con cháu phân tán khắp nơi trong nước. Một chi phái con cháu người anh hùng Đinh Liệt hiện đang sinh sống ở các xã Bình Lăng, Đông Đô huyện hưng Hà , Minh Tân và Lô Giang huyện Đông Hưng , Thái Bình. Ngày nay . Lại có tư liệu chép rằng:” Họ Đinh ở các xã Binh Lăng, Đông Đô. Minh Tân và Lô Giang ngày nay là dòng dõi Nam Việt Vương Đinh Liễn từ Thanh Hoa ( tức Thanh Hoá) tới đây lập nghiệp. Dưới thời Trần.
Trong dòng dõi Đinh Liễn ở Sách Thuý Cối ( sau là sách Mỹ lâm) huyện Lương Giang ( sau đổi là huyện Thuỵ Nguyên, nay là huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá ) có một cụ già làm nghề nông, kiêm nghề thuốc , được nhân dân mến yêu. Đó là Đinh Thuý Một hôm, cụ gặp hai anh em người họ Hoàng đến nhà cụ ở nhờ; ngừời anh tên là Kinh, người em tên là Côn, làm thày địa lý người Trung Quốc. Hai anh em họ Hoàng được cụ giúp đỡ nhiều. Trước khi trở về quê quán họ tặng cụ ngôi đất để tạ ơn. Cụ Đinh Thuý theo lời dặn của hai thầy địa lý đã bốc hài cốt cụ tổ để vào nơi đất ấy , sau phát khanh tướng, thế thế công hầu. sau khi để vào nơi đất ấy, dưới thời Trần con cháu họ Đinh nhiều người hiển đạt, làm quan ở kinh đô. Sau này do phản kháng Hồ Quí Ly chèn ép vua Trần nhiều người trong họ sợ liên luỵ đã phải tránh đi xa .
Cuối thế ký XIV, triều Trần suy yếu , người con trai duy nhất của Đinh Thuý là Đinh Thỉnh, hiệu Hồng Đức, học rộng và được bổ làm quan, đã từng tham gia dẹp giặc Chiêm và bọn phỉ ở các vùng biên giới nên được thăng đến chức Thái uý Trần triều, được dự bàn công việc triều chính trong Ban Phò mã , được phong là Chấn vũ hầu. Đinh Thỉnh đã có vợ là bà Trần Thị Ngọc Huy, con gái một Hoàng thân Trần triều , sau mất sớm. Sẵn ghét cảnh triều chính rệu rã, vợ qua đời, nên ông Đinh Thỉnh thật sự chán trường. Ông từ bỏ công việc triều chính, đi chu du thiên hạ sau đến đất Đô Kỳ làm gia sư cho nhà họ Phạm, để nương thân, vừa để chờ thời. Mộ bà Sang xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà , tỉnh Thái Bình. Lại nói về Đô Kỳ, khi ấy có một bà goá chồng quê ở làng Sang ( nay là xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình ) nhà nghèo đói, bế theo cả người con gái nhỏ đi làm thuê, cấy hái cho nhà họ Phạm để nuôi con. chồng chết ,họ hàng thân thuộc không còn ai, dân làng Đô Kỳ cũng không biết tên bà nên gọi là bà Sang.
Vào một ngày tháng 6, bà để con ở nhà chủ và đi sang đồng bên ( ngày nay là thôn Đa Phú xã Tây Đô ) cấy lúa. Hôm đó trời bỗng nổi mưa to, gió lớn, bà bèn bò lên gò đất để tránh mưa gió, nhưng rồi bị chết ở đó. Hôm sau chủ nhà đi tìm thấy đất mối đã phủ kín người bà, người đương thời gọi là thiên táng. Thời bấy gíơ có thầy địa lý nói rằng :” Đấy là đất Tường vân bảo nguyệt, địa phát nữ tôn, kiếm âm cư khôn, đại phát nữ tôn, nữ tằng vị hậu “( mây lành trăng báu, đất phát cháu ngoại, phương khôn có đống tròn làm ấn ( con dấu ) cháu gái phát lớn. chắt gái được phong Hoàng Hậu) Từ đó gò đất ấy có tên là gò bà Sang. Về sau mộ bà xây làm hai tầng dưới có xây vòm để trông thấy và sờ tay vào tới lớp đất mối xông. Lâu trên có bức cuốn thư đề ba chữ : 生恩德 sinh tư đức ( sống nhờ đức ) và đôi câu đối hai bên : 奇地鍾靈傳自古 崇薹屹立日惟新 Kỳ địa chung linh truyền tự cổ - Sùng Đài ngật lập nhật duy tân ( Nghĩa là ; Đất là khí thiêng truyền tự cổ- Đài miếu đứng cao mới từng ngày ) Sau khi bà Sang mất, ông chủ họ Phạm nuôi dưỡng con gái bà Sang làm con nuôi và đặt tên là Phạm Thị Gái. Sau ông gả con gái nuôi cho ông Đinh Thỉnh, ít lâu sau ông bà sinh được một con trai đặt tên là Đinh Tôn Nhân.
Thời Hồ Quý Ly chèn ép vua nhà Trần, để tránh khỏi bị liên luỵ, ông Đinh Thỉnh cùng con trai là Đinh Tôn Nhân trở về quê cũ ở vùng Tam Trĩ. . Ông thấy đất Lam Sơn vượng khí đế vương nên đã tìm đến đó, cùng con trai giúp Lê Lợi trong thời kỳ chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh . Lê Lợi thấy cha con có nghĩa khí, bèn nói với cha gả chị gái mình cho Đinh Tôn Nhân. Ông Đinh Tôn Nhân sinh được ba người con trai đặt tên con trai cả là Đinh Lễ, con trai thứ hai là Đinh Bồ, con trai út là Đinh Liệt. cụ Đinh Tôn Nhân mời thầy về dạy cho ba anh em, sau ba anh em theo Lê Lợi tham gia dự hội thề Lũng Nhai ( năm 1416) chống quân Minh xâm lược.
Sưu tầm, biên soạn Đinh Xuân Vinh