DÒNG HỌ LỚN TẠI NAM ĐỊNH
ĐẠI TỘC - XÃ LIÊM HẢI - HUYỆN TRỰC NINH - TỈNH NAM ĐỊNH
Theo các bậc tiền nhân truyền lại và cuốn gia phả viết bằng chữ Hán còn lưu giữ được thì ba vị tổ cả người họ Đinh là – Đức Thượng Tổ Đinh Đại lang tự Trí Toàn- đức Thượng tổ: Đinh Đại lang tự Chân Tín. Và Bản cảnh Thành hoàng Lê triều Tiến sỹ Đinh Tướng công thụy viết Thao Ngọc, đã xuất phát từ Tràng An, tỉnh Ninh Bình tới thôn Trừng Ngàn, định cư khai hoang lập ấp, ngôi đình làng Trừng Hải có treo đôi câu đối ( nay đang thờ tại từ đường họ):
- Trừng Ngàn Đinh gia ngũ hệ tam chi bản xuất Tràng An viễn tộc.
- Hoàng triều Khải Định nhị niên tam nguyệt trọng tu đại tôn từ đường.
Tạm dịch: - Họ Đinh từ Tràng An đời thứ 5 có 3 chi lập từ đường.
- Tháng 3 năm thứ 2 triều vua Khải Định đại tu từ đường
Dưới triều nhà Lý làng Trừng Hải còn có tên là làng Hải Lộ, Hạt Tây Chân, Phủ Hải Thanh. Dưới triều đại nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi thành phủ Hải Thanh thành phủ Thiên Thanh, vua Trần Thánh Tông đổi phủ Thiên Thanh thành phủ Thiên Trường , làng Trừng Ngàn đổi thành Trừng Giang.
Đầu thế kỷ 19 thôn Trừng Giang thuộc tổng Thần Khê huyện Nam Chân thuộc phủ Thiên Trường .
- Năm Minh Mạng thứ 17 ( 1836) huyện Nam Chân được chia thành 2 huyện ( Nam Chân và Chân Ninh) Trừng Hải thuộc huyện Chân Ninh.
- Năm Thành Thái thứ 2 ( 1891) huyện Chân Ninh gồm các Tổng: Ngọc Giả Thượng, Ngọc Giả Hạ, Duyên Hưng Hạ, Ninh Cường , Văn Lãng, Phương Để, Thần Lộ ( Tổng Thần Lộ lúc đó gồm 5 xã: trong đó Trừng Hải là một xã trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Cách mạng tháng 8 thành công Trừng Hài là tên chính thức đến ngày nay.
Đình Trừng Hải, được nhà vua phong tặng 3 bức đại tự ( do thời tiết ẩm ướt làm hư hỏng, nay được phục chế).
- Bức ở chính giữa: 神祖開基 Thần tổ khai cơ.
- Hai bên: - 風化所系Phong hóa sở hệ.
- 文物可官Văn vật khả quan
Bức đại tự trên là chứng cứ lịch sử ghi nhận người họ Đinh đến đây khai phá mảnh đất này lập lên làng xã, đất Trừng Hải là mảnh đất Tụ linh-Tụ khí . Cảnh vật hữu tình. Có truyền thống văn hóa, Trong thời đại phong kiến, những người làm quan trong triều có nhiều công sức, trí tuệ, đóng góp, thường được triều đình ban thưởng, là những vị quan quang minh, chính trực, thường đem bổng lộc vua ban khi về hưu lập ấp, lập làng , xây đình, xây chùa. Họ Đinh Trừng Hải có 5 vị Tổ được các triều đại phong hàm, phong tước như: Tướng công (Tiến sỹ Đinh Thao Ngọc), cụ quan Án, cụ quan Kinh…tiêu biểu cụ Đinh Thao Ngọc đỗ Tam Giáp Tiến sỹ vào năm Mậu Thìn ( 1508) niên hiệu Long Khánh thứ 4 triều Trần giữ chức Giám sát Ngự sử triều đình..
- Triều đại vua Lê Uy Mục hiệu Đoan Khánh cụ làm quan 2 năm ( Mậu Thìn 1508) và Kỷ Tỵ (1509).
- Triều đại vua Lê Tương Dực, cụ làm quan hiệu là Hồng Thuận từ năm Canh Ngọ ( 1510) đến năm Bính Tý ( 1516).
- Dưới triều đại vua Lê Chiêu Tông hiệu Quang Thiện cụ làm quan 11 năm ( từ năm Đinh Sửu 1517,đến năm Đinh Hợi 1527. Năm đó vua Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung giết tại Thanh Hoá để cướp ngôi, cụ Thao Ngọc về nghỉ hưu.
Như vậy qua ba đời vua từ 1508 đến `1527, cụ Đinh Thao Ngọc đã có 20 năm phò vua giúp nước thể hiện một vị quan trí tuệ, cương trực,thanh liêm, tiết tháo, có công với nước, được các triều đại vua tin dùng.
Thời vua Duy Tân sau này phong Tiến sỹ Đinh Thao Ngọc là Trung Đẳng Thần.
Đời vua Thành Thái thứ `14 triều Nguyễn cụ được phong sắc : Đương Cảnh Thành Hoàng. Sau khi làng thờ Đệ Tam Cung Phi Trần Nhân Tôn là Đương Cảnh, cụ Thao Ngọc được phong Bản Cảnh Thành Hoàng. Ngày 05 tháng 7 năm thứ 9 vua Khải Định phong sắc Bản Cảnh Thành Hoàng Làng Trừng Hải. Cụ mất vào ngày 01/11 AL. dân làng đã cấp ruộng hương hỏa để hàng năm tổ chức cúng giỗ và cũng đúng ngày đó nơi đây đã tổ chức lễ hội hàng năm. Để tri ân công đức với Tiến sỹ Đinh Thao Ngọc Đương Cảnh Thành Hoàng Làng, ngày 20 tháng 6 năm 1996, ba ngành trong họ Đinh Đại tộc đã thống nhất đóng góp xây dựng, tôn tạo lại ngôi từ đường cao rộng. Ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tý 2008, dân làng tạc pho tượng Bản Cảnh Thành Hoàng Đinh Tướng công Thụy viết Thao Ngọc uy nghi, linh thiêng,. Đến tháng 12 năm 2016 toàn họ đóng góp xây dựng, tôn tạo lại lăng bằng đá nguyên khối ba vị Thủy Tổ: Đinh Đại lang tự Trí Toàn.- Đinh Đại lang tự Chân Tín.- và Bản Cảnh Thành hoàng Đinh Tướng công Thụy viết Thao Ngọc uy nghi, linh thiêng, hoành tráng xứng tầm với dòng họ phát triển.
Theo nguồn : Đại Việt Lịch Triều Đăng khoa lục 1963, Bộ Quốc gia giáo dục Sài gòn. Ở Trừng Hải còn có nhân vật yêu nước được ghi vào lịch sử
ĐINH TRỌNG LIÊN ( 1882-1916)
Đinh Trọng Liên tức giáo Trung, tức Hồng Việt, tức thầy giáo, con ông Đinh Duy Trinh và bà Nguyễn Thị Tâm, sinh năm 1882 ở làng Trừng Hải, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, không có nghề nghiệp, trú quán ở Băng Cốc ( Thái Lan) đã có vợ, chưa có con, là sinh viên.
Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, nhân cơ hội nước Pháp bị Đức xâm chiếm, những hội viên của Việt Nam Quang phục Hội và những người hoạt động cách mạng chịu ảnh hưởng của Hội, chủ trương tổ chức những cuộc bạo động vũ trang đánh thực dân Pháp từ nước ngoài, phối hợp với hoạt động vũ trang ở trong nước. Đinh Trọng Liên là một trong những người đã hoạt động ở Băng Cốc- Thái Lan. Chính quyện thực dân Pháp ở Đông Dương cấu kết với chính quyền phản động ở Thái Lan bắt đưa về nước và mở phiên tòa do Hội Đồng Quân Sự thứ Nhất xứ Bắc Kỳ chủ trì từ: 17- 20/10/ 1916, tuyên xử tử hình Đinh Trọng Liên và một số người khác.
Hồi 06h sáng ngày 06/11/1916, chúng thi hành án tử hình tại Nam Định. Tên Chánh mật thám Bắc Kỳ thị sát vụ hành hình này đã báo cáo lên cấp trên: “ Những người bị án ra pháp trường một cách bướng bỉnh, thuốc lá trên môi, nhất là giáo Trung ngậm thuốc lá ở miệng cho đến phút cuối cùng.”
Do hoàn cảnh chiến tranh và sự biến đổi tự nhiên, vào thời kỳ biển thoái ,đất đai được bồi đắp vươn ra biển thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cùng với các họ khác, người họ Đinh đã phân tán đi khắp nơi sinh sống, Họ Đinh làng Trừng Hải theo gia phả đã chắp nối được với một số vùng trong tỉnh như Kiên Lao, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Bắc, Xuân Ngọc , huyện Xuân Trường, Hải Tây, Hải Hưng, huyện Hải Hậu. Ở xóm 13 xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, từ đường họ Đinh thờ cụ Đinh Văn Nhã triều liệt Đại phu Hàn Lâm Viện Thị giảng, kiêm Án sát sứ tỉnh Ninh Bình vào thời vua Thành Thái, Từ đường còn lưu giữ 21 sắc phong và chiếc mũ cánh chuồn. Ở các nơi như Hải Hưng Hải Hậu, Xuân Bắc, Thủy Nhai, Xuân Ngọc, Kiên Lao, các vị Thủy tổ nơi đây đều giữ chức vị cao ở triều đình và các phủ, huyện trong thời kỳ phong kiến. Họ Đinh Đại tônTrừng Hải đến nay đã có tới 17 chi với hàng nghìn đinh tộc làm ăn sinh sống trên khắp miền Tổ quốc
DÒNG HỌ ĐINH PHÚC TUYÊN TẠI LÀNG KIÊN LAO NAY LÀ XUÂN KIÊN, XUÂN TIẾN, XUÂN TRƯỜNG
BÀI PHÁT BIỂU
của ông Đinh Thế Chiến, Ban Quản lý di tích xã Xuân Kiên tại lễ ra mắt Ban Liên Lạc họ Đinh Kiên-Tiến
--------------------------
Kính thưa: Các ông, các bác
- Các vị đại biểu khách quý đại diện ban liên lạc họ Đinh Việt Nam, Ban liên lạc họ Đinh tỉnh Nam Định,
- Các đại biểu họ Đinh các tỉnh,
- Các đại biểu đại diện cho 12 chi Tổ họ Đinh Kiên- Tiến,
- Cùng các đại biểu khách quý về dự lễ ra mắt ban liên lạc họ Đinh Kiên- Tiến hôm nay!
Thật vô cùng phấn khởi, vào giữa những ngày của tháng Năm lịch sử, toàn dân đang vui mừng, phấn khởi chào mừng lễ kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Thật vô cùng phấn khởi và vinh dự cho tôi được tham gia phát biểu tham luận về nguồn gốc họ Đinh, thân thế, sự nghiệp về một con người: đức vua Đinh Tiên Hoàng đế, dẹp loạn 12 sứ quân, lập lên nhà nước Đại Cồ Việt, tiếp nối quốc thống của các vua Hùng cùng các bậc tiên đế trước đây. Xin cho phép tôi được kính chúc tới các bậc giáo sư, tiến sỹ, các nhà sử học, luật học, các đại biểu ban liên lạc họ Đinh Việt Nam, ban liên lạc họ Đinh tỉnh Nam Định và các tỉnh bạn, các đại biểu chức sắc tôn giáo cùng các đại biểu của ban liên lạc họ Đinh Kiên Tiến lời kính chúc sức khoẻ, lời chào trân trọng nhất.
Kính thưa các đại biểu khách quý!
Về dự lễ ra mắt ban liên lạc họ Đinh tỉnh Nam Định, Ban liên lạc họ Đinh Kiên Tiến, tôi đã được xem tài liệu hội thảo khoa học: “Nhà Đinh với sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước” tại Ninh Bình ngày 06/01/2012. Đã rõ được sự nghiệp, thân thế, lịch sử của triều đại nhà Đinh, mới biết được nguồn gốc Tổ tiên ngọn ngành, chi phái. Như vậy, dòng họ Đinh tộc Việt Nam đã trải qua hơn một nghìn năm lịch sử của đất nước và gắn liền với lịch sử của dòng Đinh tộc.Trải qua bao sự thăng trầm, biến đổi của các triều đại, dòng Đinh vần lưu chảy, trường tồn, toả sáng mãi cho con cháu thế hệ mai sau. Những người con mang dòng Đinh tộc đã trải qua bao triều đại (Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn) đều có những công lao, vang danh tên tuổi ở mỗi thời khắc lịch sử, được lịch sử công nhận và lưu danh. Theo như trang Web của họ Đinh Việt Nam mở đầu câu chữ:
“Huyết hệ luân lưu bao đời chung một họ,
Truyền gia trung hiếu muôn thuở rạng dòng Đinh”.
Con cháu các dòng họ Đinh tộc toả đi khắp nơi, các tỉnh ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam, người lên rừng, người xuống biển, đi du học hoặc định cư ở nước ngoài đều có cả. Riêng một chi họ Đinh từ Hoa Lư về Hải Dương, tiếp tới các đời sau của chi họ đó lại ra làm quan của triều đình Lê Lợi rồi chuyển về làng Kiên Lao định nghiệp, con cháu nay đã có tới hơn hai ngàn suất đinh cũng toả đi khắp nơi trong nước. Vào thời Lê Trung Hưng, cụ Tổ Đức Tuyên Công đã làm quan tước của triều Lê, tại ngôi từ đường thờ đức Thuỷ tổ ở xóm 12A bia đá có ghi: “Đức Thuỷ tổ Tuyên công khởi hệ kế dĩ thao lược quận công đại lăng kỳ tộc (một dòng họ lớn)”, còn ghi câu đối:
“Lê triều quan tước thiên niên tại,
Đinh tộc tử tôn vạn đại phương”.
Kế dĩ tiếp đời sau, Cao tổ Bá Thao đã làm quan của triều Lê, có lưu phong tước (Lê phóng sư nội hầu lực sỹ, đôi tả đao sỹ suất hầu thiên hộ, chức gia phong thao lược quận công, tạc điêu tiền thăng vũ vệ đô thái uý, tả đô sứ thứ uy viễn tướng quân). Câu đối thờ ghi:
“Cứu thế đáo kim, thường phát quý,
Tái truyền tự tích, dĩ phong công”.
Kế tiếp sáu đời sau đó, cụ tổ Đinh Khắc Chu làm quan lãnh binh của triều đình nhà Nguyễn, đời vua Tự Đức có truy phong đao sắc: “Dực bảo trung hưng thượng đẳng thần”. Cụ có công đi đánh giặc ở vùng Đông Bắc Quảng Ninh, sau về làng Kiên Lao, qua miền Giao Thuỷ thấy bãi biển sa bồi, đồng đất phì nhiêu, cụ đã xin nhà vua cho về quê khai hoang lấn biển lập lên làng Kiên Hành (nay thuộc xã Giao Long và Giao Hải, huyện Giao Thuỷ) cùng với người con trai của cụ là Đinh Khắc Thành cùng xây dựng làng Kiên Lao, đắp đê, xây cống, khai sông dẫn thuỷ nhập điền, cùng các dòng họ của làng Kiên Lao xây dựng Chùa, Đình, nay thành khu di tích, thắng cảnh đẹp. Cụ đã góp công cùng với nhà nước tiến cúng xây dựng một trụ cầu Long Biên, Hà Nội. Công lao của các bậc tiền nhân được ghi nhận tại văn bia chùa đình Kiên Lao. Cụ còn có một ngôi đền thờ tại làng Kiên Hành, nay thuộc xã Giao Hải, đang trùng tu lại. Như vậy, nói về con người mang dòng họ Đinh tộc tại Kiên Lao kế tiếp tầng lớp, nối dõi truyền thống của các bậc tiền nhân phát triển đếu có những nhân tài vật lực phát huy những tiềm năng cống hiến cho sự nghiệp của cách mạng đều có tâm, có trí của những người con Đinh tộc Kiên Lao.
Trong kháng chiến chống Pháp, cụ Đinh Khắc Anh sớm giác ngộ cách mạng, đi hoạt động tham gia kháng chiến. Năm 1946, cuộc bầu cử đại biểu Quócc hội đầu tiên của nước Việt Nam, cụ đã trúng cử cùng với các cụ như Kim Thiều, Trọng Tuệ, Tín Anh tại địa bàn bầu cử Nam Định. Kế tiếp theo là những người con Đinh tộc được tham gia chiến dịch Điện Biên lẫy lừng, có những người đã trở thành nhà văn, nhà báo trong thời kỳ đánh đuổi thực dân Pháp. Cũng có nhiều người con của dòng Đinh tộc đã hy sinh trong sự ngiệp giải phóng dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam, rất nhiều người con Đinh tộc Kiên Lao xung phong lên đường đánh giặc. Nhiều người lập chiến công trở về, có những người anh dũng hy sinh ở chiến trường, trở thành anh hùng, liệt sỹ. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng như Đinh Thị Bằng, Đinh Thị Quảng ... Có một anh hùng LLVTND là anh Đinh Quốc Phòng, có tới 7 bằng dũng sỹ diệt Mỹ và diệt xe tăng. Ông Đinh Ngọc Hiện cũng từ quân đội trở về tiếp tục theo học đại học luật, trở thành tiến sỹ luật học ở bên Nga và là giáo sư giảng dạy ở trường cán bộ cao cấp của nhà nước. Ông Đinh Văn Học, đại tá là tiến sỹ văn học, công tác ở Học viện chính trị. Tiếp đến là ông Đinh Thế Huynh đã tham gia chiến đấu ở Thành cố Quảng Trị đầy bom đạn, khi chiến thắng trở về tiếp tục bút nghiên theo học, nay trở thành tiến sỹ văn học và công tác tại Trung ương. Rất vinh dự và tự hào khi tất cả các đại biểu từ ban liên lạc họ Đinh Việt Nam, đại biểu các tỉnh, đại biểu tỉnh Nam Định, đại biểu chức sắc tôn giáo và 12 chi họ Đinh Kiên Tiến về dự lễ ra mắt hôm nay đều có những kỷ niệm hào hùng, những quá khứ vàng son của một thời binh nghiệp. Công tác luật pháp và an ninh hay công tác ở lĩnh vực khác nhau đều tự hào về truyền thống dòng Đinh tộc Việt Nam và làng Kiên Lao chúng ta.
Truyền thống văn hoá xã hội của những người con cùng dòng Đinh tộc Kiên Lao là tinh thần đoàn kết kiên trung và hiếu học, tương thân, tương ái, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Riêng dòng họ Đinh Kiên Lao xóm 12A cách đây 12 năm đã dựng lên quỹ khuyến học, khuyến tài của dòng họ, đã được Hội khuyến học của huyện Xuân Trường tặng bức trướng dòng họ khuyến học, khuyến tài và hiếu học. Quỹ xây dựng hội nay đã có tới 100 triệu đồng vốn để động viên khen thưởng, hỗ trợ cho con cháu nghèo hiếu học.
Ôn lại theo gia phả, cách đây hơn 400 năm, thuỷ tổ đức Tuyên Công đã quy tụ các tộc họ lẻ lại thành một tộc họ lớn (đại lăng kỳ tộc) đoàn kết cùng xây dựng làng xã Kiên Lao thành Tổng Kiên Lao. Gia phả còn lưu giữ mộ tộc tổ giữ nguyên hàng thế thứ từ Thủy tổ xuống tới nay là 21 đời nối dõi.
Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý về dự lễ ra mắt, gặp mặt các đại biểu đại diện của ban liên lạc cấp trên hôm nay thật là buổi gặp mặt cực kỳ long trọng. lần đầu tiên Ban liên lạc họ Đinh Kiên Tiến tổ chức hội nghị gặp gỡ ra mắt, tuy rất nhỏ gọn nhưng đã toát lên được một sự chỉ đạo chặt chẽ có quy ước, có hệ thống tổ chức từ trên xuống dưới đầy đủ, thể hiện lên một sự đoàn kết thống nhất của các thành viên trong dòng Đinh tộc của tất cả những con người có huyết thống hướng về cội nguồn, hướng về tương lai phát triển của dòng Đinh tộc Việt Nam. Được về dự buổi gặp mặt ra mắt ban liên lạc họ Đinh Kiên Tiến hôm nay, tôi rất sung sướng và tự hào về mình là người mang dòng huyết thống của Tổ tiên được mang danh dòng con cháu của đức vua Đinh Bộ Lĩnh.
Xin cảm ơn các nhà sử học, nhà khoa học, các bậc là giáo sư, tiến sỹ cùng Nhà nước đã khởi dựng lên một cuộc hội thảo khoa học của nhà Đinh với sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước, để tất cả những người con cháu của dòng họ chúng ta dù ở xa xôi mọi phương, xa cách ở nước ngoài hay bất cứ nơi đâu đều biết được nguồn gốc, xuất sứ của dòng họ là Tổ tiên của mình và hướng tới tìm về cội nguồn, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giúp nhau trong cuộc sống, cùng nhau xây dựng phát huy truyền thống tốt đẹp làm rạng danh dòng tộc họ Đinh Việt Nam.
Cuối cùng xin kính chúc các quy vị đại biểu của Ban liên lạc họ Đinh các cấp, các đại biểu các tỉnh cùng các đại biểu về dự buổi gặp mặt và lễ ra mắt hôm nay lời kính chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đinh Thế Chiến
HỌ ĐINH LIÊU THƯỢNG
Theo ngọc phả còn lưu giữ được tại Đền làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường , tỉnh Nam Định: Cụ Trịnh Cuông người xã Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, Đạo Sơn Nam Hạ, làm quan Quản mục thời vua Trần Duệ Tông, niên hiệu Long Khánh (1373- 1377), Đã đưa gia thân tới khai phá vùng đất Liêu Thượng- Cụ sinh bốn ngườì con trai, cho mang họ khác nhau, giao cho quản lý bốn khu. Người con trai cả Trịnh Công Hiển coi giữ khu Liêu Tây, (nay là thôn Văn Phú)., Người con thứ hai là Nguyễn Công Thanh coi giữ khu Liêu Thượng,. Người con thứ ba là Hoàng Công Mẫn coi giữ khu Liêu Hạ (nay là thôn Đông An.Ba thôn này thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định). Người con thứ tư là Cao Bá Thục, coi giữ khu Liêu Đông nay là thôn Liêu Đông, xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. ( * Ngọc phả Đền Đông An)
Khu Liêu Thượng nằm ở trung tâm xã Xuân Thành. Theo lược sử họ Đinh Liêu Thượng, của Phó Giáo sư- Tiến sĩ Đinh Tống Trung Tín, Viện khảo cổ học- viện KH- XH Việt Nam :“Vào thời Cảnh Hưng thứ bảy (dưới triều Lê Hiển Tông). Trong hội tế thần Hoàng làng ( ba năm một lần) bao giờ họ Đinh cũng được các Họ trân trọng xếp đứng hàng đầu. Theo thứ tự sớm muộn (Đinh- Đào- Nguyễn- Phạm- Hoàng- Trần).
Theo phả cũ, cụ Tổ họ Đinh (Liêu Thượng) có tên là Đinh Thế Mỹ (tên tóm tắt của chữ 細勢琦美“Tế Thế Kỳ Mỹ” biểu tự Huyền Huy nguyên quán ở làng Tương Đông huyện Nam Chấn- Trấn Sơn Nam Hạ, nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.( nay là thôn Kênh Đào, xã Hồng Phong huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình)
Thời kỳ này cuối sông Hồng là khu vực Ngô Đồng- Cửa chính chảy ra sông Ngự Hàm, (nay là sông Sò) rồi đổ ra cửa Nạn Môn (nay là Hà Lạn). Năm 1787 do sự kiến tạo của quả đất, sau một tiếng nổ lớn, trời tối sầm, mây mù bao phủ,. Cửa sông Hồng phía Ba Lạt chỉ bắc cầu qua lại, đã trở thành cửa sông chính hiện nay. Trong sử sách đã ghi sự kiện này là “Hội phá Ba Lạt”. Vùng đất Xuân Thành, Xuân Trường là những cồn cát và phù sa của sông Hồng tạo thành, rất phì nhiêu mầu mỡ. Được nhà nước phong kiến cho dân tới đây khai phá, trồng lúa. Các đinh tộc họ Đinh Liêu Thượng cần cù lao động, không những khai phá thành công khu làng cựu, mà còn vươn ra các nơi thành lập khu ở mới như traị Long Khê (giáp xã Xuân Châu- thôn Hạ Miêu, xã Xuân Thành), trại Đồng Ngoài. (khu vực giáp Phú Ân , Xuân Tân).
Việc mở mang định cư ở những vùng đất mới, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, không ngại khó khăn gian khổ. Như các cụ xưa thường nói: “Tấc đất là tấc vàng”, Quyết đưa thế hệ nối tiếp có nơi ăn chốn ở- Có thu nhập lớn hơn khu ở cũ. Đáp ứng với dòng họ ngày càng phát triển, thịnh vượng. Tiêu biểu cho việc làm này, ông Đinh Tống Bá Nhiên đã đưa hàng trăm hộ, cùng với họ Đinh Liêu Thượng, vào tận Kờ-rông- nô, tỉnh Lâm Đồng xây dựng vùng kinh tế mới. Hiện nay các hộ đang có thu nhập ổn định- Văn hóa xã hội phát triển.
Ngoài họ Đào – họ Đinh Liêu Thượng đông đinh và kinh tế khá giả, Tổ tiên ăn hiền, ở lành, giầu lòng thương người. Thể hiện trong phả hệ phát triển thành sáu chi. Ngay từ chi đầu tiên ở đời thứ bốn đã xuất hiện: Chi trưởng cụ Đinh Doanh Mão và chi thứ là cụ Đinh Tống Thái (chi nuôi).
Đến đời thứ năm chi Trưởng của cụ Đinh Phúc Chung, chi Thứ cụ Đinh Quốc Tuấn lại xuất hiện thêm chi cụ Phạm Đức.
Sự xuất hiện của họ Tống và họ Phạm đã nói lên tính nhân đạo- nhân văn sâu sắc. Sự đùm bọc thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Thể hiện con nuôi cũng như con đẻ đều trưởng thành, con cháu làm ăn thịnh vượng- Thế hệ, cháu chắt được học hành thành đạt, Tiêu biểu như Phó GS-TS Đinh Tống Trung Tín là chi nuôi cuả họ Đinh Liêu Thượng.
Họ Đinh Liêu Thượng đến nay đã tới mười hai đời. Trước Cách mạng tháng Tám các thế hệ đều sống chính về nghề nông- Một số hộ có nghề đốt gạch- nung vôi- xây dựng . Theo gia phả để lại các vị Tiên tổ, không có bằng sắc, học vị. Việc học hành của các cụ chủ yếu là tăng cường sự hiểu biết, tăng cường luân thường đạo lý, để giáo dục cháu con như: (các cụ Đinh Thế Mỹ, Đinh Tuần Viên, Đinh Thời Trang…). Cũng có cụ đã đem vốn hiểu biết để phục vụ sản xuất như: cụ Đinh Văn Tháp giỏi xem thời tiết phục vụ nông nghiệp.
Sau Cách mạng tháng Tám ,đời thứ chín các ông: Đinh Thế Hinh- Đinh Văn Lệ Đời thứ mười- Đinh Ngọc Quỳnh đều được học tân học phục vụ tốt công tác của mình.
Từ đời thứ mười đều học hết Phổ thông trung học và đạt được bằng cấp. Về Trung học, như: Đinh Thị Hương, Đinh Thị Liên, Đinh Văn Lương, Đinh Tống Thị Mai, Đinh Tống Huy Liệu. Đại học như: Đinh Tất Thắng, Đinh Thị Hoàng Uyên, Đinh Tuấn Anh, Đinh Thị Quỳnh Anh, Đinh Xuân Bình, Đinh Quang Trung, Đinh Tất Thiện, Đinh Toàn Thắng…Sau Đại học: Phó GS- TS Đinh Tống Trung Tín. Tiến sỹ Đinh Tuấn Anh, tiến sỹ Đinh Thị Hoàng Uyên.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, họ Đinh Liêu Thượng đã có bảy liệt sỹ. Có người đã trưởng thành, là cán bộ cao cấp trong quân đội như: Đại Tá Đinh Thế Hinh (một trong hai mươi bảy nhà sư chùa Cổ Lễ, cởi áo cà sa lên đường đánh giặc Pháp). Đóng góp cho sự nghiệp quân đội, còn có thượng tá Đinh Quang Trung, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ Huy Quân Sự huyện Xuân Trường-tỉnh Nam Định., nay là Đại tá Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Nam Định.
Từ mảnh đất quê hương Liêu Thượng. Người họ Đinh nơi đây, hiện đang có mặt trên khắp miền Tổ quốc. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới- Người, đi công tác thoát ly.Người tham gia quân đội- công an.Người làm công tác khoa học. Song hàng năm cứ đến ngày mười một tháng giêng (Âm lịch) là khắp nơi bố trí công việc về giỗ Tổ, để tri ân với Tiên liệt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Đinh Văn Sáu
GỐC TÍCH DÒNG HỌ ĐINH ĐÔNG AN- NAM ĐỊNH
Vào thời Lê Trung Hưng ( Thời Lê - Trịnh ) có một gia đình họ Đinh quê Thanh Hoá dời cư ra xã Đồng Cỏ, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nội. Được tin cửa sông Hồng phì nhiêu màu mỡ, đã chuyển về Đông Nhuế, huyện Trực Định, tỉnh Thái Bình. Nhà chỉ có hai cha con sinh sống bằng nghề chăn vịt, tôm cá ngập đồng, đàn vịt hàng trăm con tha hồ đua nhau vũng vẫy. Cha là Đinh Danh Mậu ( còn gọi là Ông Một ) là người hiền lành phúc hậu được dân làng quý mến. Con trai là Đinh Uy Dũng, thuở tuổi thanh xuân oai phong , tư thế đĩnh đạc, sức khoẻ hơn người, vác con bò lội qua sông như vác bó củi nhẹ nhàng. Thanh niên trong vùng ai ai cũng nể phục, tôn ông như bậc sư phụ, cầm đầu đám trẻ cùng trang lứa.
Thuở ấy, Thái Bình còn thuộc phủ Trường Khánh. Vào một buổi chiều, dân làng chất thóc đầy thuyền để nộp về kho Vị Hoàng - Nam Định. Bọn cướp ập tới cướp thuyền thóc. Một mình ông chống trả quyết liêt, bọn chúng số người đông, lại có hung khí , nên cướp được thuyền thóc, chúng sát hại ông trên sông Hà Giang vào ngày 19 tháng 2 (âm lịch ) . Màn đêm cũng vừa ập tới, không kịp mai táng, dân làng đã đưa thi hài ông để lên gò cao để sớm mai tổ chức Tang lễ và an táng. Sáng hôm sau mối đã đùn lên thi hài ông thành đống đất to, dân làng đắp thêm đất lên thành mộ, người đương thời cho là điềm lành, gọi là thiên táng. Đến nay ngôi mộ đó được xây xunh quang, vẫn giữ nguyên tại chỗ. Với công tích của ông, nhà vua đã truy tặng chức Đô uý . Ông sinh được một người con trai là Đinh Thọ Khoa. Đinh Thọ Khoa sinh bốn người con trai là ; Đinh Thế Hiển, Đinh Quang Trạch. Đinh Quang Đại, Đinh Quang Tế. Từ đó họ Đinh Đông Nhuế - Thái Bình chia thành bốn chi : ( Giáp - Ất – Bính – Đinh ) . Đinh tộc phát triển nhanh, làm ăn thịnh vượng, đã có bốn người làm quan trong triều, bốn người đỗ cử nhân, năm người đỗ tú tài. Trong thời kỳ phong kiến hiền tài phát triển phần lớn ở chi hai (Ất chi) , cụ Phán Bút đỗ Hồng Lô Tự Thiếu khanh ( sau gọi là Hoàng Giáp) là quan tứ phẩm, đảm trách khu vực Thái Bình, anh ruột cụ là Hàn Thâm đại học sĩ làm ở Hàn lâm viện.
Đan điền điển mục sở sử thăng huyện thừa thăng điện tiền ty điển ngục thăng cẩn sự lang Trường Khánh phủ. Tri phủ Đinh Tướng công huý Long ( sinh năm 1914), tự Đôn Hậu thuỵ Đoan Chính là con trai thứ ba cụ Đinh Quang Trạch, Chính thất Phạm Thị huý Diễn, hiệu Trinh Thục Nhụ Nhân. Trắc thất Phạm Thị . Ông bà sinh bốn người con trai là : Đinh Nho Lâm, Đinh Nho Bân, Đinh nho Phong, Đinh Nho Bàng tục hiệu là cụ Sóc và bảy người con gái với bảy người con rể là: một Ngô Trung Uý, hai là :Đặng Huyện thừa, ba là :Nguyễn sinh đồ, bốn là :Vân Môn Vũ trung cửu, năm là : Động trung ngự thiên huyện thừa, sáu là: Lê sinh đồ , bảy là :Ngô Tri bạ. Tướng công Đinh Thế Long là người thông minh văn võ song toàn, uyên thâm nho học, là quan Tri phủ Trường Khánh. Dưới con mắt một vị tướng lại là vùng đất quê ông, nên ông thông thuộc từng gò cao, sông rạch , tinh thông thiên văn , địa lý, kinh dịch, phong thuỷ, thường ngày đi thị sát các vùng của sông lớn, cửa biển để có kế sách chống giặc ngoại xâm . Biết được vùng đất đắc địa , hợp phong thuỷ, nếu cứ trú được nơi đây, con cháu sau này sẽ có nhiều phúc lộc, (con đàn cháu đống ), ăn lên làm ra, sự nghiệp thành đạt. Đó là vùng đất Liêu Hạ , nay là làng Đông an, xã Xuân Thành, huyện Xuân trường, tỉnh Nam định. Tướng công Đinh Thế Long có các con trai là : Tướng công Đinh Nho Lâm Tri phủ, phủ Tiên Hưng và quan phủ Trường Khánh; Tướng công thứ lang trung thuận Đinh Nho Bân là Huyện thừa và tướng công Đinh Nho Phong . Ba người con trai của tướng công Đinh Thế Long đang đương nhiệm. Ở thời điểm đó xảy ra cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất tại Vũ Thư - Thái Bình, sau đó bị thất bại phải chạy lên Thái Nguyên - Điện Biên. Người con trai thứ tư Đinh Nho Bàng hiện là con rể họ Hoàng Đông Nhuế - Thái Bình có liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Đây là một trong những nguyên nhân mà tướng công Đinh Thế Long đã đổi tên con là Đinh Nho Bàng thành Đinh phúc Thành và cho chuyển dời sang vùng đất Liêu hạ để tránh sự truy xét của triều đình.
Trích trong cuốn Tư liệu lịch sử họ Đinh Đông An
(Đã xuất bản tại nhà in Sự thật)
Đinh Văn Sáu biên soạn - Đinh Xuân Vinh Biên tập
HỌ ĐINH AN LÃNG TRỰC CHÍNH - HUYỆN TRỰC NINH
Họ Đinh từ quê hương Lư Sơn dời đến làng An Lãng, huyện Chân Ninh ( Trực Ninh) từ đời Lê Trung Hưng ( 1592-1786). Thủy tổ phát tích là cụ Phúc Kế. Cụ Phúc Kế sinh ra cụ Điện TiềnĐinh Đắc Lộc tục gọi cụ Điện Tiền. Cụ Điện Tiền sinh được 5 con trai. Họ Đinh An Lãng có 5 cành:
1 / Thập Lý Hầu Đinh Đình Huân.
2 / Quang hiếu Điện thiếu khanh, Chân trung tử Đinh
Đình Khuê.
3 / Đinh Đình Thụy theo đạo Ky Tô không ghi gia phả
4 / Đinh Trung Phan.
5 / Đinh Đắc Ý.
Con quan Quang Hiếu điện Thiếu Khan, Chân Trung tử Đinh Đình Khuê là Đinh Bật Hải người làng An Lãng, huyện Nam Chân, trấn Sơn Nam. Nay là thôn An Lãng thuộc xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Ông Đinh Bật Hải giữ chức Án Lại đời vua Lê Bảo Thái, đến năm Long Đức thứ 2 ( 1733), đời vua Lê Thuần Tông được phong tước Tử ( Lãng Trung Tử) thăng chức Huyện thừa huyện Thanh Liêm, hàm Tiến Công Thứ Lang . Năm 1739 Vũ Đình Dung lãnh đạo Bảy làng Cá, Ba làng Hóp nổi dậy chống chính quyền Lê- Trịnh. Một cuộc nổi dậy kiệt liệt nhất ở miền đồng bằng, đã được sử sách ghi: “ Đông Nam binh khởi phần lược châu huyện Ninh Xá, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ Phương xí, nhì Ngân Già tặc Vũ Đình Dung đẳng hưu hiệt”.
Nghĩa là: Quán ở phía Đông Nam nổi lên đốt phá cướp bóc các châu,huyện. Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cưở Ninh Xá đang mạnh mà bọn giặc Ngàn Giả ( Bảy làng Cả, Ba làng Hóp) là lũ Vũ Đình Dung càng dữ tợn.
Lãng Trung Tử tụ họp đinh phu, trai tráng tự quản lĩnh giữ gìn trong địa hạt được yên ổn. Sauk hi triều đình dẹp yên Ngân Già ( 7 làng cá, 3 làng Hóp) xét công thăng chức Huyện Thừa ở Sở Điện Tiền Tư Điển ngục, hàm Tiến Công Lang bậc Hạ Tự. Sắc phong ngày 21/8 niên hiệu Cảnh Hưng thứ hai( 1741).
Phiên âm: Sắc. Tiến Công Thứ Lang , Thanh Liêm huyện, Huyện Thừa, Lãng Trung Tử- Hạ chế-Đinh Bật Hải vi Chánh Tổng trưởng củ suất đinh phu bảo thủ cảnh thông,nhất tâm hướng nghĩa, phả hữu cần lao. Dĩ kinh chuẩn ưng thăng Ngục Thừa chức. Khả vi Tiến công lang, Điện tiền tư Điện Ngục, Ngục thừa. Lãng Trung tử - Hạ tự.
Cổ sắc ! Cảnh Hưng nhị niên, bát nguyệt, nhị thập nhất nhật.
Tạm dịch: Sắc cho Tiến công thứ lang, Huyện Thừa, huyện Thanh Liêm, Lãng Trung tử Đinh Bật Hải- bậc Hạ Chế, làm Chánh Tổng trưởng tụ họp quản lĩnh đinh phu,giữ gìn trong cõi, một lòng hướng nghĩa, có nhiều siêng năng khó nhọc . Nay được chỉ chuẩn thăng chức Ngục Thừa, nên cho làm Tiến Công Lang , Lãng Trung Tử Đinh Bật Hải lĩnh chức Ngục Thừa trong sở Điện Tiền Tư Điến Ngục – Bậc Hạ Tư.
Cho nên có Sắc này !
Ngày 21 tháng 8 niên hiệu Cảnh Hưng thứ2 ( 1741)
Sau đó Ngục Thừa đem gia đình theo Quản Trung Hầu và Khuê Thọ Bá đem quân đánh giặc biển ở đạo Sơn Nam, có công đóng góp chem. Đầu tướng giặc, bắt đồ đảng giặc. Ngục Thừa được thăng chức Đồng Tri Phủ, phủ Trùng Khánh, hàm Cẩn Sự Lang , bậc Hạ Liên.
Sắc: Ngày 24 tháng 2niên hiệu Cảnh Hưng thứ 3 ( 1742)
Phiên âm sắc: Tiến Công Lang Điện tiền Tư Điển Ngục sở,Ngục Thừa-Hạ Tự- Đinh Bật Hải vi củ suất gia đình tùy Quản Trung Hầu, Khuê Thọ, Bá Đẳng, thảo tặc đại Sơn Nam đạo, trảm đắc tặc quái, cầm hoạch tặc đồ, dự hữu quân công,Dĩ kinh chỉ chuẩn hưa thăng đồng Tri phủ chức,Khả vi Cẩn sự lang Trường Khánh phủ , Đồng tri phủ- Hạ liên.
Cố sắc ! Cảnh Hưng tam niên , nhị nguyệt, nhị thập tứ nhật.
Tạm dịch: Sắc Tiến Công Lang Đinh Bật Hải giữ chức Ngục Thừa ở sở Điện Tiền Tư Điển Ngục, bậc Hạ tự. Vì quản lãnh người nhà theo Quản Trung Hầu và Khuê Thọ Bá, dẹp giặc ở đạo Sơn Nam , chem. Được đầu giăc,bắt được đò đảng, dự có quản công . Nay được chỉ chuẩn thăng chức Đồng Tri Phủ , nên cho làm Cẩn Sự Lang chức Đông Tri phủ , phủ Trường Khánh, bậc Hạ Liên.
Cho nên có sắc mệnh này !
Ngày 24 tháng 2 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 3 ( 1742)
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI LÀM QUAN
Cành Trưởng:
- Đời thứ 2
- Phần dũng Tướng quân ( Lục phẩm) Đinh Bật Thành
- Phó Sở sứ ( Tòng lục phẩm) Đinh Tghời.
- Đội trưởng ( Thất phẩm) Đinh Đình Hân, Đinh Đình Đề
Đinh Đình Đệ.
Bách hộ Đinh Đình Liên.
Cành 3:
- Đội trưởng ( Thất phẩm) Đinh Thành Công.
- Thiên Hộ ( Ngũ phẩm ) Đinh Đình Hồ.
- Cai hợp Đinh Thành.
- Tri bạ ( Bát phẩm) Đinh Bá Túc.
Đời thứ 4
- Tri bạ ( Bát phẩm) Đinh Thành Nho.
- Cành Thứ Hai
- Đời thứ 2
- Trường Khánh phủ Tri phủ ( Thất phẩm) tước Lãng
- Trung Tử. Tước thứ 4 trong 5 tước: Công,Hầu,Bá, Tử,
- Nam.
- Cành Thứ 3
- Đời thứ 2
- Đội trưởng Đinh Bật Lân
- Đời thứ 3
- Tri bạ ( Bát phẩm) Đinh Bật Trạc.
- Đội trưởng Đinh Bá Hinh.
- Đời thứ 3
- Quan viên tử, Huyện Thừa( Tòng bát phẩm) Đinh Bật
- Khiêm.
- Quan viên tử Trung úy ( Ngũ phẩm) Đinh Bật Khiêm.
- Quan viên tử Cai Cơ Đinh Thời Thự.
- Quan viên tử Huấn khoa, Chiêu văn quán( Bát phẩm)
- Đinh Bật Miên.
- Thiêm sư ( Thất phẩm) Đinh Phạm Nhuệ.